Cơ sở phân biệt trời mát, trời lạnh và trời rét

(khoahocdoisong.vn) - Trong các bản tin dự báo không khí lạnh thường thấy các cụm từ “trời mát”, “trời rét”.

Hỏi: Khi nào thì được coi là trời mát, khi nào thì cảnh báo trời rét?

Vũ Hồng Anh (Hà Nội)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Trong các bản tin dự báo không khí lạnh thường thấy các cụm từ “trời mát”, “trời rét”.

Từ nhu cầu thực tế về cảm nhận của cơ thể con người Việt Nam đối với nhiệt độ của khối không khí xung quanh, khi có không khí lạnh xâm nhập người ta đưa ra các khái niệm sau:  Trời mát: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 22 đến 25 độ C. Trời lạnh: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 20 đến 22 độ C. Trời rét: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 15 đến 20 độ C.

Nhiệt độ trung bình ngày, được tính trên cơ sở trung bình hoá nhiệt độ của tất cả các kỳ quan trắc trong ngày. Khi không có các quan trắc này, một cách gần đúng có thể sử dụng nhiệt độ trung bình là trung bình cộng giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày.

Theo Đời sống
back to top