Cơ chế kính thiên văn quan sát vật từ xa

(khoahocdoisong.vn) - Kính thiên văn có thể quan sát vật thể cách xa hàng chục năm ánh sáng bằng cơ chế nào?

Hỏi: Kính thiên văn có thể quan sát vật thể cách xa hàng chục năm ánh sáng bằng cơ chế nào?

Nguyễn Hồng Anh (Hà Nội)

Theo Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội: Về mặt kỹ thuật, kính thiên văn là một thiết bị quang học có khả năng phóng đại hình ảnh của vật thể ở xa bằng việc sử dụng hệ thống kính và gương cầu được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Thuật ngữ “kính thiên văn” (telescope) thường ám chỉ kính thiên văn quang học, nhưng chúng đã trải qua những biến đổi lớn kể từ khi ra đời vào thế kỷ 17. Hệ quả là ngày nay chúng ta có nhiều loại kính thiên văn hoạt động trên các dải bước sóng khác nhau, từ sóng vô tuyến cho tới tia gamma. Mục đích chính của kính thiên văn là thu gom ánh sáng và các bức xạ do vật thể ở xa phát ra và hội tụ chúng vào một tiêu điểm, nơi ảnh có thể được quan sát, chụp lại hoặc khảo sát. Kính thiên văn ngày nay là những chuỗi kính khổng lồ, có khả năng quan sát mọi góc cạnh của vũ trụ. Kính thiên văn hoạt động giống như con mắt nâng cấp của chúng ta và giúp ta quan sát những thứ mà mắt thường không thể thấy được.

Theo Đời sống
back to top