Chuyến đi sứ của Phan Sĩ Thục – kỳ 2:  Làm thơ để khỏi phải uống rượu

Làm thơ để khỏi phải uống rượu không chỉ là bản lĩnh mà còn thể hiện tài năng của Chánh sứ Phan Sĩ Thục khi phải

Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An, quê hương Phan Sĩ Thục.

 Làm thơ để khỏi phải uống rượu

Trong một buổi đại yến do quân nhà Thanh khoản đãi, vua Đồng Trị muốn biết ý tứ của đoàn ta trước thời cuộc mới, ép sứ thần ta Phan Sĩ Thục uống rượu. Cụ Thục đã tìm cách thoái thác, vua Thanh hỏi: “Sứ thần ít uống, hay do rượu của Trẫm không ngon hay vì còn có điều gì áy náy?”. Cụ Phan Sĩ Thục cảm thấy không nên giãi bày cảm nghĩ của mình bèn bái tạ và xin đọc mấy câu thơ. Vua Đồng Trị chuẩn y. Phan Sĩ Thục đọc bài tứ tuyệt:

          Trường túy mai Lưu Linh

          Độc tỉnh trầm Khuất Bình

          Nam nhân thiện ẩm tửu

          Bất túy diệc bất tinh.

 Vua Đồng Trị khen hay. Đến khi về nước cũng được vua Tự Đức khen bài thơ hay. Bài thơ lấy sự tích Lưu Linh là tể tướng nước Tấn vì can gián vua không được bèn bỏ đi phiêu bạt.

Lưu Linh nổi tiếng uống rượu say, về sau chết trong rừng, xác bị mối đùn vùi lấp. Khuất Bình là tể tướng nước Sở, can ngăn Hoài Vương đừng đi dự Hội thề. Vua Sở không nghe, bị vua Tần hãm hại.

Khuất Bình nhảy xuống sông tự vẫn. Ông để lại bài thơ ly tao nổi tiếng, trong đó có câu: “Thiên hạ say cả riêng mình ta tỉnh”, câu 2 có nghĩa là riêng một người tỉnh như Khuất Bình. Câu 3 có nghĩa là: Dân Nam uống rượu giỏi. Câu 4 chữ tỉnh nhưng đọc là “tinh” có thể hiểu “không say cũng không tỉnh” mà cũng có thể hiểu “không say hóa là kém ư”.

Bài thơ của Phan Sĩ Thục chỉ gói gọn trong 4 câu mà bộc lộ được nỗi niềm sâu kín của cả đôi bên: say cũng chết mà không say cũng chết (đánh hay hòa đều không được) ý tứ sâu kín đúng với suy nghĩ của phần lớn vua quan nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

Chủ đề gắn với tiệc rượu vua Thanh ban cho, hai nhân vật trích dẫn là hai tể tướng, lời thơ nhẹ nhàng nhưng giữ được thế chủ động. Bài thơ đến nay vẫn được lưu truyền ở xứ Nghệ.

 Làm xong sứ mệnh đoàn sứ bộ về đến Lạng Sơn thì mắc nghẽn phải lưu lại trấn Lạng Sơn. Cụ Phan Sĩ Thục có để lại một bài thơ nôm dài thương cảm người con gái Việt lưu lạc phải làm ca nữ trên đất Ngô Châu.

 Về thăm nhà bị tội

Cụ Phan Sĩ Thục (1822-1891) sinh ra và lớn lên ở xã Vũ Liệt huyện Thanh Chương, nay là xã Võ Liệt huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An sinh năm Nhâm Ngọ (1822), cử nhân khoa Bính Ngọ (1846).

Năm 28 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Dậu, niên hiệu Tự Đức 2 (1849) được bổ chức Tri phủ Kiến Thụy. Năm Tự Đức 9 (1856) lĩnh chức Tuyên phủ sứ, Quản đạo Phú Yên.

Năm Mậu Thìn (1868) về Kinh thăng bổ Lại bộ Lang trung, thuyên chuyển giữ chức Bố chánh Quảng Ngãi, hàm Hồng Lô tự khanh, sung chức Chánh sứ sang nhà Thanh dẫn đầu đoàn sứ bộ sang nhà Thanh năm1872.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về kinh, khi đi qua Nghệ An, cụ đã ghé lại thăm nhà. Quan Đồng Sĩ Vịnh hặc tấu về tội khinh suất tự tiện. Vua Tự Đức chuẩn tấu giao bộ Lại nghị xử và dụ rằng:

“Sứ thần đi gần hai năm, nếu có lòng thành nhớ vua thì đã về sao lại phải để thúc giục, nay lại tự về quê chưa đến, thật là vô tâm quá lắm. Nếu đến thì không cho vào chầu, đợi nghị xét xong sẽ bàn”.

(còn nữa)

Chí Đức

Theo Đời sống
back to top