Chuột rút ngón chân cẩn thận bệnh tim mạch

Chuột rút có nguyên ủy từ tình trạng thiếu máu cục bộ dẫn tới sự phản ứng quá mức của cơ thể gây co cứng cơ ở nơi bị thiếu máu.

Ảnh minh họa

Hỏi: Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng hay bị chuột rút ở ngón chân giữa. Xin hỏi, tại sao như vậy? Có nguy hiểm gì không?

Đỗ Thu Nguyệt (Hà Nội)

BS Lê Quang Hồng, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bưu điện: Về mặt cơ chế, truy nguyên tận gốc, thì hiện tượng chuột rút có nguyên ủy từ tình trạng thiếu máu cục bộ dẫn tới sự phản ứng quá mức của cơ thể gây co cứng cơ ở nơi bị thiếu máu.

Chuột rút có thể xảy ra cho bất kể loại cơ nào của cơ thể, một cơ hay cả một nhóm cơ. Mức độ nguy hiểm nhiều hay ít tùy thuộc vào loại cơ bị chuột rút (bị thiếu máu). Ví dụ: khi chuột rút xảy ra ở các phủ tạng như tim, não… bệnh nhân có nguy cơ đột tử hoặc tàn phế, ngược lại nếu xảy ra ở tay, chân thì ít nguy hiểm hơn.

Chuột rút thường xảy ra trong các điều kiện sau: Người già yếu, thiếu máu,  mất nước nhiều do  tiêu chảy,  phụ nữ sau khi sinh (nhất là khi sinh bị mất máu nhiều), vận động thể lực quá sức chịu đựng của cơ thể … nói chung thường lành tính.

Nhưng cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý về mạch máu như viêm tắc động tĩnh mạch chi, xơ vữa mạch máu…Do vậy, điều quan trọng là phải nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây thiếu máu tại chỗ dẫn tới hiện tượng chuột rút.

 Trường hợp của bạn có thể do đi giày mũi nhọn, cao gót hoặc có thói quen đứng nhón trên ngón chân để với các đồ vật để trên cao… khiến ngón chân bị chèn ép, cản trở sự lưu thông của máu, gây thiếu máu cục bộ và tạo nên hiện tượng chuột rút.

Khi xảy ra chuột rút bạn hãy xoa bóp nhẹ nhàng ngón chân đau trong vài phút để làm giãn cơ, hồi phục sự tuần hoàn tại chỗ. Nhưng về căn bản là cần loại bỏ các thói quen bất lợi đã nêu ở trên.

Nếu bạn có sẵn các bệnh có liên quan tới tim mạch như xơ vữa động mạch, viêm tắc dộng mạch chi, tiểu dường, tăng huyết áp….hoặc xuất hiện ngón chân đau bị lạnh, thay đổi màu sắc (tái xanh) thì nên khẩn trương đi khám để bác sĩ có khuyến cáo cụ thể, ngăn ngừa hậu quả xấu.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top