Chúng ta làm việc để làm gì, kiếm tiền hay tận hưởng cuộc sống?

Chúng ta dành phần lớn thời gian sau khi tỉnh giấc để làm việc. Một nửa số người Mỹ làm việc liên tục đến khi họ 60 tuổi.

Theo điều tra của Gallup năm 2015, các nhân viên người Mỹ làm việc toàn thời gian trung bình 47 giờ một tuần. Nhiều người ngày nay còn đánh giá cao hơn vai trò của công việc, không phải chỉ để để kiếm sống mà còn mong muốn sự nghiệp sẽ giúp phát triển cá nhân và hoàn thiện bản thân.

Điều gì khiến họ thấy niềm vui khi làm việc? Có phải vì họ được trả lương và nhận được nhiều lợi ích? Hay vì họ có một ông sếp tuyệt vời? Một con đường sự nghiệp rõ ràng? Cơ hội để học? Làm việc tại một tổ chức với ý thức rõ ràng về mục đích?

Đây là tất cả những yếu tố mà các nhà quản lý nhân sự và nhà phát triển tài năng vẫn luôn băn khoăn, và cũng là loại câu hỏi cần cân nhắc khi chúng ta lựa chọn giữa các đề nghị tuyển dụng: Tôi có nên làm việc tại Công ty A, nơi tôi có những lợi ích tốt hơn nhưng lại khó giao tiếp trong mỗi trường đó hơn, hoặc công ty B, làm một công việc quan trọng nhưng lương lại ít?

Nhưng khi được hỏi trực tiếp, hoặc bị buộc phải xếp hạng những lợi ích ấy, chúng ta sẽ thấy giá trị của chúng không thực sự rõ ràng. Mọi người thường không nhận thức tốt về những thứ khiến họ hạnh phúc, và trong công việc cũng tương tự.

Để tìm ra điều thực sự quan trọng đối với nhân viên, một nhóm đã phân tích dữ liệu từ ứng dụng Happify. Người dùng tham gia vào các hoạt động hành vi khác nhau, bao gồm các bài tập về sự trân trọng, trong đó họ được yêu cầu viết về những điều họ đánh giá cao và có giá trị trong cuộc sống của họ.

Những bài tập như vậy đã được chứng minh là giúp phát triển tính cách, bằng cách giúp ta nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống và những lý do quan trọng. Sau khi tiến hành nghiên cứu thông qua ứng dụng, họ nhận thấy rằng sự hài lòng trong công việc thể hiện theo đường cong hình chữ U: bắt đầu từ cao, giảm xuống ở độ tuổi 40 và 50, và sau đó lại cao lên ở độ tuổi nghỉ hưu.

Xu hướng này đúng như dự đoán và được xác nhận từ những nghiên cứu trước đó. Khi phóng to tới các nhóm tuổi, có thể thấy rằng, có những thứ quan trọng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của một người.

Phân tích này cho thấy trong khoảng từ 25-34 tuổi, người ta trân trọng sâu sắc đối với các vấn đề liên quan đến việc có một công việc mới, các mối quan hệ tích cực trong công việc và các điều kiện bên ngoài, chẳng hạn như đi lại thuận lợi, nghỉ ngơi hay thời gian nghỉ.

Ở lứa tuổi 35-44, sự trân trọng đối với một số giá trị có chiều hướng suy giảm, đặc biệt là việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc, thời gian nghỉ và làm việc. Có thể là ở giai đoạn này người ta bị “choáng ngợp” bởi trách nhiệm và các chi phí, và do đó không cảm thấy những việc khác là quan trọng.

Một chiều hướng khác xuất hiện vào 50 năm cuối của một người, cho thấy sự trân trọng rất sâu sắc đối với các vấn đề liên quan đến tài chính và lợi ích. Có thể suy đoán rằng ở giai đoạn đó, mọi người đều đã đạt được mục tiêu tài chính theo đúng kế hoạch về hưu của họ, và do đó ít cần đến những cơ hội mới, công việc và có nhiều thời gian hơn.

Qua xu hướng này, có vẻ như là trong thời gian đầu của sự nghiệp, mọi người đánh giá cao một công việc sẽ mang lại lợi ích trong tương lai và họ tiếp tục thực hiện. Công việc hiện tại có thể không phải là lý tưởng vì họ phải cố gắng để cân bằng công việc với thời gian nghỉ ngơi.

Ở tuổi trung niên mọi thứ thường khó khăn hơn: Thật khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và mọi người phải xoay sở kiếm sống. Nhưng khi già hơn, người ta bắt đầu hài lòng hơn với công việc hiện tại của mình và cũng có tiềm lực để đạt được những khát vọng cá nhân.

Có thể thấy được mấu chốt: Niềm vui trong công việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lợi ích, chi phí, các mối quan hệ và thời gian làm việc. Nhưng tất cả những thứ này làm cho hai điều sau trở nên quan trọng, bất kể hoàn cảnh nào:

1. Tận hưởng cuộc sống chứ không phải chỉ làm việc.

2. Có tiền để tận hưởng cuộc sống.

Nếu bạn có một công việc có thể cho bạn cả hai, thì bạn đang hạnh phúc hơn bạn có thể nhận ra.

Theo Tri Thức Trẻ

Theo Đời sống
back to top