Chức năng nội tiết và ngoại tiết của tinh hoàn

(khoahocdoisong.vn) - Tinh hoàn có hai chức năng: ngoại tiết và nội tiết. Chức năng ngoại tiết là sản sinh ra tinh trùng. Chức năng nội tiết của tinh hoàn là sản xuất ra nội tiết tố nam.

Hỏi: Tôi nghe nói tinh hoàn có hai chức năng ngoại tiết và nội tiết nhưng không biết cụ thể nội dung của nó ra sao, mong KH&ĐS giải thích.

Lê Thành (Hà Nội)

GS.TS Đỗ Trọng Hiếu, Nguyên Vụ trưởng Vụ sức khỏe sinh sản (Bộ Y tế): Tinh hoàn có hai chức năng: ngoại tiết và nội tiết. Chức năng ngoại tiết là sản sinh ra tinh trùng (tức là giao tử đực). Tinh trùng được sinh ra từ các tế bào mầm của các ống sinh tinh ngoằn ngoèo trong tinh hoàn rồi đổ vào mào tinh.

Mỗi tinh hoàn có nhiều ống sinh tinh. Mào tinh ngồi trên tinh hoàn giống như mào trên đầu gà. Tinh trùng khi mới ở ống sinh tinh ra thì chưa có khả năng tự di chuyển và thụ tinh. Sau khi đi qua mào tinh được tôi luyện và trang bị thêm những chất cần thiết mới có khả năng sống có thể tự vận động (bơi) và có khả năng thụ tinh (với noãn) được.

Tinh trùng chỉ được tiết ra từ sau khi dậy thì hoàn toàn cho dù tế bào mầm sinh dục được hình thành ngay từ thời kỳ phôi thai và sau sinh. Suốt giai đoạn từ sau sinh tới khi trước dậy thì quá trình sinh tinh trong trạng thái ngủ đông. Từ khi dậy thì hoàn toàn, tinh trùng được sinh ra liên tục đều đặn cho tới cuối đời.

Chức năng nội tiết của tinh hoàn là sản xuất ra nội tiết tố nam (testosterone). Chính nội tiết tố này cùng với androgen của vỏ thượng thận góp phần vào việc tạo đặc tính nam tính như: giọng nói ồm trầm, mọc râu, mọc nhiều lông ở ngực và các chi, thân hình cơ bắp hoạt động mạnh mẽ, tính khí mạnh mẽ hung hăng, quyết đoán, ham muốn tình dục mạnh mẽ... Chính nội tiết này làm nên sự khác biệt giữa nam và nữ.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top