<div> <p><span>Chiều 5/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung giải trình thêm một số vấn đề tại phiên chất vấn HĐND thành phố Hà Nội.</span></p> <p>Liên quan đến vấn đề nước sạch, ông Chung cho biết, vừa qua, thành phố xảy ra hai sự cố ở nhà máy nước mặt sông Đà và những thông tin liên quan Nhà máy nước mặt sông Đuống có minh bạch hay không.</p> <p>“Hôm nay tôi phải nói thực là tại cuộc giao ban ngày 29/11, chúng tôi đã đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Tài chính nghiêm túc rút kinh nghiệm. Tôi cũng mong muốn mọi người thông cảm vì đồng chí là tân giám đốc Sở. Một phát biểu rất sai lầm và để dư luận hiểu nhầm là người dân phải chịu tiền (vay lãi – PV) trong giá nước là 2.003 đồng/mét khối”, ông Chung nói.</p> <p>Theo ông Chung, cơ cấu giá nước gồm các nội dung: giá của một khối nước được sản xuất, hai là giá liên quan đến vận chuyển, 3 là giá của quản trị, quản lý và thứ tư là lãi suất 5%. Thứ 5 là liên quan đến thất thoát 25%.</p> <p>Theo ông Chung, vấn đề nước sạch là vấn đề liên miên trong những năm vừa qua, khi cứ đến mùa thiếu nước là các khu chung cư, khu dân cư thay nhau bị cắt nước.</p> <p>“Để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho người dân, trong những năm qua thành phố đã đề xuất Thủ tướng cho quy 2 đầu mối quản lý nước thành một đàu mối là Sở Xây dựng. Thứ hai là đề nghị Thủ tướng cho điều chỉnh lại quy hoạch nước của năm 2013. Trong quy hoạch được phê duyệt, có một vấn đề quan trọng là kết cấu cung cấp nước được kết nối theo mạch vòng để đảm bảo cung cấp nước”, ông Chung nói.</p> <p>Cùng với đó, ông Chung cho biết, thành phố đã kêu gọi các đơn vị tư nhân vào đầu tư, cho đến nay có 23 nhà đầu tư với 38 dự án cung cấp các nhà máy nước và các dự án cung cấp liên quan mạng cung cấp nước. Hiện, thành phố nâng công suất của nhà máy Bắc Thăng Long - Vân Trì lên 150 nghìn mét khối/ngày đêm. Nhà máy nước tại Ba Vì của tư nhân nâng lên 60 nghìn mét khối/ngày đêm. Ba là nhà máy nước sông Hồng của tư nhân tại Đan Phượng, công suất 300 nghìn mét khối/ngày đêm. Thứ tư là Nhà máy nước mặt sông Đuống, 300 nghìn mét khối/ngày đêm, giai đoạn sau sẽ là 600 nghìn mét khối/ngày đêm. Thứ 5 là một nhà máy tư nhân trên Mê Linh. Thành phố cũng kêu gọi Nhà máy nước Hà Nam cung cấp ngược lên cho Phú Xuyên, Thường Tín; Nhà máy nước Nguyên Bình lấy nước mặt ở Thái Nguyên thông qua Vĩnh Phúc để vào Mê Linh.</p> <p>Ông Chung cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của thành phố và các nhà đầu tư, năm nay thành phố đã không thiếu nước. Hết năm nay, sẽ có khoảng 75% dân số vùng nông thôn được cấp nước theo tiêu chuẩn đô thị. Ông Chung cho rằng, nếu không đẩy nhanh vấn đề cấp nước cho vùng nông thôn, chương trình nông thôn mới sẽ bê tông hóa toàn bộ các con đường, khi lắp mạng đường ống nước sẽ phải cắt đường, gây lãng phí lớn.</p> <p>Quay lại chủ đề giá nước, ông Chung cho biết, thành phố thực hiện nghiêm túc theo quyết định 38 và 39 năm 2013 của thành phố, cho đến nay không thay đổi.</p> <p>“Trong thời gian qua thành phố có thỏa thuận cho nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/mét khối là để phục vụ cho họ lập dự án. Thành phố cũng thỏa thuận cho nhà máy nước mặt sông Hồng tại Đan Phượng là 10.365 đồng/mét khối để họ lập dự án. Nhưng mà nhà máy đang chậm”, ông Chung thông tin đồng thời cho biết, sẽ kiên trì đẩy nhanh cấp nước sạch bởi đây là giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p>Trước đó, chiều 12/11, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, phóng viên báo <em>Tiền Phong </em>đặt vấn đề về việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản từng có công văn đồng ý mức giá tạm tính của Nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/mét khối. Câu hỏi đặt ra là cơ sở nào để đưa ra mức giá cao hơn giá nước sạch của các đơn vị khác cùng cung ứng trên địa bàn thành phố, và lộ trình tăng giá như thế nào?</p> <p>Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, mức giá 10.246 đồng/mét khối là mức giá tạm tính tối đa để phục vụ cho việc ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư.</p> <p>Ông Hà cho biết, thứ nhất là công nghệ nhà máy khác nhau, dẫn đến suất đầu tư của nhà máy khác nhau. Ví dụ như tại thời điểm nhà máy sông Đà đi vào hoạt động năm 2009 thì cái giá tài sản đưa vào để tính khấu hao của nhà máy là 1.555 tỷ, nhưng công nghệ và giá đầu tư của Nhà máy nước mặt sông Đuống trong quyết định phê duyệt đầu tư của thành phố được xác định là 4.998 tỷ.</p> <p>“Ở đây rõ ràng là quy mô đầu tư và suất đầu tư có khác nhau. Thứ hai là chất lượng của nguồn nước thô vào khác nhau. Chất lượng nước sông Đà khác, của sông Đuống khác”, ông Hà nói.</p> <p>Cụ thể hơn, ông Hà cho biết, liên quan đến lãi vay cũng ảnh hưởng đến giá nước. Nhà đầu tư nước mặt sông Đuống hiện vay 80%, tương ứng số cụ thể là khoảng 3.995 tỷ đồng. Khi dự án này hoàn thành, đi vào sử dụng tính giá nước thì chi phí lãi vay này sẽ phải được tính vào trong giá nước.</p> <p>Ở đây, chi phí lãi vay có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là chi phí lãi vay trong giai đoạn thực hiện dự án, được tính vào trong giá thành đầu tư dự án và được vốn hóa vào tổng chi phí dự án. Còn sau khi nhà máy đi vào hoạt động, phần vốn vay Cty phải trả hàng năm, lãi vay ấy được tính vào trong giá thành.</p> <p>“Theo báo cáo của Cty thì riêng phần chi phí lãi vay ở đây rơi vào khoảng 20%, tức rơi vào khoảng hơn 2.003 đồng trong số tạm tính 10.246 đồng”, ông Hà nói.</p> <p>Trong khi đó, theo ông Hà, đến thời điểm này, phía Cty sông Đà không phải trả phần lãi vay, nên giá có sự chênh lệch.</p> <p>Yếu tố thứ hai làm chênh lệch giá thành theo ông Hà là khấu hao tài sản. “Bên sông Đà thì tổng mức đầu tư là khoảng hơn 1.500 tỷ nhưng Cty sông Đuống thì khoảng gần 5 nghìn tỷ. Rõ ràng là tổng mức đầu tư lớn hơn thì chi phí khấu hao lớn hơn, và ở đây thì chi phí khấu hao của nước mặt sông Đuống theo báo cáo của Cty là khoảng 2.100 đồng, chiếm 24%”, ông Hà nói.</p> <p>Ông Hà cũng nhắc tới yếu tố đầu vào. Đối với nhà máy nước sông Đà thì được dẫn nguồn nước từ hồ Đầm Bài. Còn sông Đuống thì phải bơm nước trực tiếp từ sông Đuống vào một hồ lắng ở phía trong, chất phù sa của sông Đuống nhiều hơn và đơn vị phải xử lý bùn thải lọc ở dưới. “Theo báo cáo của đơn vị, dự kiến vào khoảng 1.000 đồng, tức khoảng 1%”, ông Hà thông tin.</p> <p>Chi phí thứ tư, theo ông Hà là liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp. Do chất lượng nguồn nước thô của sông Đà, sông Đuống khác nhau. Chất lượng nước thô khác nhau dẫn đến hao phí về xử lý vật tư hóa chất khác nhau. Và nước sông Đuống phải xử lý nhiều hơn, cao hơn rất nhiều so với nước sông Đà mới có thể sử dụng được.</p> <p>“Đó là những cái ảnh hưởng và chi phí vật liệu trực tiếp này nó cũng chiếm khoảng 15%. Khoản 4 chi phí đó thôi thì thấy rõ có sự chênh lệch giữa nhà máy nước sông Đuống và nhà máy nước sông Đà”, ông Hà nói.</p> <p>Ông Hà cho rằng, trách nhiệm của Sở Tài Chính là phải thực hiện thẩm định giá, làm sao tính đúng, tính đủ, đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp và của nhà nước. “Đấy là nguyên tắc chúng tôi vẫn luôn xác định. Do vậy, khi chúng ta xác định giá thành của bất cứ một sản phẩm nào của đơn vị nào thì đều phải có căn cứ để thuyết phục và khi trình lên thành phố, nếu chúng tôi không có căn cứ thì cũng không được phê duyệt”, ông Hà khẳng định.</p> </blockquote> </div> <p>Trường Phong</p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu GĐ Sở Tài chính rút kinh nghiệm vụ giá nước sông Đuống
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà phải rút kinh nghiệm nghiêm túc vì phát biểu gây hiểu nhầm về người dân phải trả lãi vay trong giá nước sông Đuống.
Theo www.tienphong.vn
Bộ Tài chính lên tiếng về giá nước sông Đuống 'cõng' lãi vay
Shark Liên rời ghế Tổng GĐ nước sông Đuống, người Thái chiếm nhiều ghế lãnh đạo
Cổ phiếu Nước Sông Đuống tăng 6 lần sau 3 năm: Shark Liên bất ngờ rời ghế CEO, hàng loạt xáo trộn về cổ đông
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Thành phố chưa lấy một đồng nào bù giá cho nước sông Đuống
Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội nói về chi phí lãi vay trong giá nước sông Đuống
Giao tranh quyết liệt tại Kursk, Nga thả bom hủy diệt quân tiếp viện Ukraine
Tại khu vực Kursk , mặc dù cả Nga và Ukraine đều triển khai các đơn vị chủ lực, nhưng không bên nào đạt được tiến triển mang tính quyết định.
Đề xuất rượu, bia, thuốc lá phải chịu thuế thu nhập đặc biệt
Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với mức thuế hiện hành.
Đồ ăn vặt cổng trường gắn liền với hiểm họa về an toàn thực phẩm
Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Bắt kẻ nghi "ngáo đá" cướp ô tô, đánh cụ ông tử vong
Ngày 22/11, lãnh đạo UBND xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Không nói đùa, Nga thực sự tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik
Ngày 21/11, Lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện một cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân có tên Oreshnik.
Nga dần áp đảo ở Kupyansk, 5.000 binh sĩ Ukraine thương vong
Mới đây, mặt trận Kupyansk đang thu hút được sự chú ý của dư luận khi một trận chiến ác liệt chưa từng có đang diễn ra, với hơn 8.000 binh sĩ của cả hai bên tham gia.
Tăng cường phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng gây hậu quả rất nghiêm trọng
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng do có nhiều vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách Nhà nước.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội.
555 người chết do TNGT trong 10 tháng qua ở Hà Nội
Ngày 21/11, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 555 người chết, giảm 26 người chết so với cùng kỳ năm 2023.
Đột kích vũ trường New MDM Hải Phòng, 26 khách dương tính ma túy
Thời điểm kiểm tra, vũ trường New MDM có 143 khách, 80 nhân viên, cảnh sát phát hiện 26 đối tượng dương tính với ma túy, tạm giữ tang vật liên quan.