Chống sụt lún cho nhà cao tầng

Chống sụt lún đối với các công trình cao tầng, người ta thường làm móng cọc sâu, hàng 40-50m, sao cho mũi cọc phải tỳ được trên lớp đất đủ khỏe

Hỏi: Ở những công trình cao tầng, người ta phải gia cố thế nào để tránh hiện tượng sụt lún?

Vũ Khải Minh (Hà Nội)

TS Trần Tân Văn, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản: Sụt lún khu vực là một dạng sụt lún không thể khắc phục. Chẳng hạn cũng trên toàn bộ đồng bằng Sông Hồng các nhà địa chất có thể phân chia ra một số khối, gồm võng sụt lún trung tâm và các khối ven rìa có tốc độ sụt nhỏ hơn.

Người ta chỉ nhận ra hệ quả của sụt lún khu vực như đối với Hoàng thành Thăng Long sau hàng ngàn năm. Để khắc phục một cách tạm thời sụt lún khu vực, người ta lợi dụng đặc tính lún khác nhau của các lớp đất.

Có nghĩa là một tầng đất dầy vài chục mét có thể chia ra làm một số lớp đất khỏe, yếu khác nhau, có tốc độ lún tương đối khác nhau. Một lớp đất khỏe nằm ở dưới sâu có thể được coi là nằm yên một cách tương đối trong khi các lớp đất yếu ở trên nó tiếp tục lún.

Đối với các công trình xây dựng lớn, cao tầng do vậy người ta thường làm móng cọc sâu, hàng 40-50m, sao cho mũi cọc phải tỳ được trên lớp đất đủ khỏe, để công trình vẫn có thể đứng vững trong khi các lớp đất bên trên tiếp tục lún.

PV (ghi)

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
back to top