Hiểu đúng về công nghệ nano, kỳ 3:
Trong khi hiểu biết về công nghệ nano còn mù mờ, thị trường sản xuất điều chế nano lại chưa được kiểm soát tốt, thì việc lựa chọn sản phẩm ứng dụng công nghệ nano đúng chuẩn là một điều không dễ dàng gì.
Hiểu biết về thành phần của sản phẩm
PGS.TS Phạm Văn Nho, ĐHHKHTN, ĐHQG Hà Nội chia sẻ, thành phần của sản phẩm (nếu công bố đúng, chi tiết) thì sẽ nói lên nhiều điều về việc sản phẩm ấy có an toàn với người sử dụng hay không. Ví dụ ông được biết đến có sản phẩm nước súc miệng trên thị trường sử dụng công nghệ nano bạc, với thành phần là chitosan, chất điều vị.
Theo cách hiểu đơn giản, nano bạc được bảo quản trong môi trường trung gian là chitosan. Nhưng chitosan lại chỉ tan trong axit nên người ta buộc phải sử dụng. Và chitosan làm cho sản phẩm có vị chua chua. Để xóa đi vị này, người ta cho chất điều vị, đường vào, tạo cảm giác ngọt ngọt cho người dùng. Vậy là sodium đường tạo ngọt không có tác dụng gì trong việc vệ sinh răng miệng, nhưng lại làm lấn át vị chua chua của chitosan nên được sử dụng. Nếu có hiểu biết về thành phần các chất này, người tiêu dùng sẽ quyết định có lựa chọn sản phẩm hay không.
“Một sản phẩm mà thành phần các hạt nano có nhưng rất ít, lại chìm trong cả đống những chất khác, nên tác dụng của nó dù có cũng rất nhỏ và không bù lại được những tác hại mà các chất khác kia mang lại. Nói một cách đơn giản, nếu không có trình độ chuyên môn cao thì các hạt nano chỉ tồn tại trong môi trường độc hại. Giống như sữa đậu nành, chỉ cần cho vài giọt chanh vào là thành phần đậu sẽ kết tủa bám dính vào nhau. Thì hạt nano cũng vậy, nếu không có chất khác thì chúng sẽ dính hết vào nhau”, PGS.TS Phạm Văn Nho cho biết.
Hay như hạt nano vàng, khoa học chứng minh hạt nano vàng không gây độc cho con người. Nhưng vì sao chúng lại khiến người ta đổ bệnh khi dùng nó? Là bởi trong quá trình điều chế nano vàng, người ta đã sử dụng quá nhiều những chất độc khác nhau, là những chất hóa học trung gian, khiến người dùng bị tổn thương gan. Cái hại ở đây không phải do nano vàng mà do các chất đi kèm.
Chọn sản phẩm thế nào
PGS.TS Phạm Văn Nho cho biết, công nghệ nano là lĩnh vực mới, cao cấp, phức tạp và tinh tế. Mức độ thành công cũng như giá trị sử dụng của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào sự kết hợp tối ưu giữa các chuyên ngành khoa học liên quan, giữa công nghệ chế tạo vật liệu với kỹ thuật và đặc điểm ứng dụng. Vì vậy nhiều khi chế tạo được vật liệu nano nhưng không sử dụng được; hoặc dùng được cho mục đích này nhưng không thích hợp cho mục đích khác, hoặc là sử dụng được nhưng lại không thương mại hóa được do hiệu quả thấp và không kiểm soát được hiệu ứng tiêu cực.
Để điều chế ra sản phẩm nano an toàn, không gây hại, không có hóa chất trung gian để lưu trữ thì người ta sử dụng môi trường trung tính như nước cùng với một số chất không tham gia vào bất cứ phản ứng nào. Tuy nhiên để làm như thế thì chi phí cho sản phẩm cũng tăng cao, trình độ người làm cũng phải sâu.
Theo PGS.TS Phạm Văn Nho, thị trường các sản phẩm nano hỗn loạn gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn giữa các sản phẩm nano thật giả, tốt xấu, an toàn hay độc hại. Người tiêu dùng để chọn sản phẩm công nghệ nano đúng nghĩa cần phải lưu ý các yếu tố sản phẩm được cấp phép của cơ quan quản lý (có số đăng ký), có các chứng chỉ chứng minh chất lượng như Bằng Phát minh, Giải pháp hữu ích do Cục Sở hữu Trí tuệ Bộ KHCN cấp. Có kết quả kiểm nghiệm của các cơ sở khoa học chuyên sâu.Tem chống hàng giả được cấp bởi cơ quan có chức năng,thông qua kiểm định thí dụ như Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an. Nếu sản phẩm có đầy đủ các dấu hiệu này thì có thể yên tâm sử dụng vì đã được kiểm nghiệm, cấp phép.
Sản phẩm ứng dụng công nghệ nano có tác dụng nhanh, mạnh, không có hiệu ứng phụ và không bị biến chứng tiêu cực. Khi mua sản phẩm, nếu sợ hàng giả có thể dùng đèn chiếu tem chống hàng giả để nhận biết.