Chọn giờ tốt sao cho đúng?

Trái đất tự quay và quay xung quanh Mặt Trời theo hình tròn đều, một ngày đêm có 24 giờ. Đó là Giờ Đồng hồ. Giờ này chỉ là giả tưởng, không đúng với khoa học nên không thể dùng trong việc chọn giờ tốt.

Mối liên quan giữa kinh tuyến và giờ phút theo đồng hồ

Theo Thiên văn, Trái Đất tự quay và quay xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip vô tận, một ngày đêm di chuyển được 360o59’.

Một tính toán về Cận Nhật và Viễn Nhật đã được xác định:

- Cận Nhật là khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời kéo dài 147.098.074 km.

- Viễn Nhật là khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời kéo dài 152.097.701 km.

Sự khác biệt (152.097.701 km - 147.098.074 km xấp xỉ bằng 5 triệu km so với khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời là 150 triệu km thì không đáng kể, nên có thể coi quỹ đạo di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời hình elip gần như một hình tròn.

Theo Thiên Văn Lịch Pháp:

- Sau ngày 21/3 đến trước ngày 23/9, Bắc Bán Cầu của Trái Đất ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên là mùa Nóng, ngày dài, đêm ngắn.

- Tháng Mười là mùa Đông của Bắc Bán Cầu, lúc này Bắc Bán Cầu ngả xa Mặt Trời nhiều hơn nên ngày ngắn, đêm dài.

Nếu tính theo giờ đồng hồ: Trái Đất di chuyển được 360o59’ : 24 giờ = 15o0245833’.

Số 0245833’ lẻ chưa quá bán nên có thể bỏ, vì nếu chia tiếp tới phút (đồng hồ) thì quá nhỏ, khó sử dụng. Vì vậy, chấp nhận có sai số: Trái Đất tự quay và di chuyển theo quỹ đạo 360o hết một ngày đêm 24 giờ đồng hồ.

1 giờ đồng hồ (60 phút) bằng: 360o : 24 giờ = 15o

15o kinh độ tương ứng với 60 phút đồng hồ.

Vậy 1o bằng 60 phút đồng hồ : 15 = 4 phút đồng hồ.

4 phút đồng hồ = 4 x 60 giây đồng hồ = 240 giây đồng hồ.

1’ kinh độ (đọc là phút kinh độ) bằng 1/60’.

Vậy 1’ kinh độ bằng 240 giây đồng hồ : 60 giây kinh độ = 4 giây đồng hồ.

Từ đơn vị Giờ Đồng Hồ chuyển sang đơn vị Giờ Thực có sự chênh lệch phút, giây không đáng kể, nên coi là sai số có thể chấp nhận được.

Lập bảng mối tương quan giữa o(độ) với giờ, giữa o (độ) với phút, giữa ’(phút) với phút đồng hồ:

Mối tương quan giữa o(độ) với giờ, giữa o (độ) với phút, giữa ’(phút) với phút đồng hồ

Mối tương quan giữa o(độ) với giờ, giữa o (độ) với phút, giữa ’(phút) với phút đồng hồ

Giây đồng hồ quá nhỏ, có thể làm tròn theo quy tắc sau:

- Chưa quá bán thì bỏ.

- Quá bán thì quy tròn 1 phút.

Ví dụ: 32 phút 15 quy tròn thành 32 phút. 32 phút 45 quy tròn thành 33 phút.

Vậy cùng một thời điểm Kinh Tuyến địa phương Hà Nội và Kinh Tuyến địa phương TP HCM cho hai giờ Thực khác nhau.

Trong sinh hoạt hàng ngày, loài người không thể dùng các giờ khác nhau đó.

Vì vậy, họ đã giả tưởng không đúng sự thật: Trái Đất tự quay và quay xung quanh Mặt Trời theo hình Tròn đều, một ngày đêm có 24 giờ. Đó là giờ Đồng hồ. Thiên văn gọi đó là giờ trung bình. Giờ này chỉ là giả tưởng của loài người, không đúng với khoa học nên không thể dùng trong việc chọn giờ tốt.

Đồng hồ mới có khoảng 500 năm nay, từ hàng ngàn năm về trước, người xưa đã xem giờ bằng cách cắm một cọc tiêu vào một điểm nhất định, rồi quan sát bóng chiếu của Mặt Trời qua đỉnh cọc tiêu mà vạch xuống đất thành các giờ địa chi Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu.

Tối và đêm không có bóng chiếu Mặt Trời thì xác định các giờ còn lại đối chiếu với các giờ ban ngày như Tuất so với Thìn, Hợi so với Tỵ, Tí so với Ngọ, Sửu so với Mùi, Dần so với Thân như hình vẽ dưới đây:

Các vạch bóng có khoảng cách không đều nhau và độ dài thay đổi trong năm

A: cọc tiêu, ghi Mặt Trời đứng bóng (tròn bóng) ở kinh tuyến địa phương đã tạo ra giờ chính Ngọ, giữa trưa.

AB: giờ Tỵ. AC: giờ Thìn. AD: giờ Mùi. AE: giờ Thân.

Các vạch bóng có khoảng cách không đều nhau và độ dài thay đổi trong năm

A: cọc tiêu, ghi Mặt Trời đứng bóng (tròn bóng) ở kinh tuyến địa phương đã tạo ra giờ chính Ngọ, giữa trưa.

AB: giờ Tỵ. AC: giờ Thìn. AD: giờ Mùi. AE: giờ Thân.

Như vậy, cọc tiêu cắm ở đâu, giờ cổ truyền được xác định ở đó. Giờ này gọi là giờ cổ truyền thực.

Cùng một thời điểm, cắm cọc tiêu ở hai làng xã cách xa một quãng đường, đã hình thành giờ cổ truyền thực khác nhau vì bóng chiếu Mặt Trời qua đỉnh cọc tiêu ở hai làng xã không giống nhau.

Ngày nay, thiên văn đã xác định Mặt Trời Thực hoặc Mặt Trời Ảo đi qua kinh tuyến của một địa điểm thì ở nơi đó sẽ có trưa thực (tức giờ Chính Ngọ). Nói một cách khác, mỗi địa điểm đều có trưa thực khác nhau. Từ đó suy ra, mỗi nơi đều có giờ thực riêng của mình. Giờ này được gọi là giờ địa phương. Các địa điểm nằm trên cùng một kinh độ (độo phút’) thì đều có chung một giờ địa phương, nằm khác kinh độ thì giờ địa phương không giống nhau.

Đó cũng là lý do, vì sao người xưa Chọn Giờ Hoàng Đạo, Tránh Giờ Hắc Đạo, Lập Và Giải Các Lá Số theo Kinh Dịch, Tử Vi, Tứ Trụ, Linh Nhâm Đại Độn, Kỳ Môn Độn Giáp… lại tương đối đúng so với thời hiện đại. Ngày nay, đa số các thầy đều dùng Giờ Đồng Hồ (tức giờ trung bình) để lập quẻ bói nên lá số và luận đoán thường đều sai.

Vậy, cách tính giờ cổ truyền của người xưa, trùng khớp với cách tính giờ thực của thiên văn.

Điểm khác nhau giữa ngày xưa và ngày nay là:

- Người ngày nay tính giờ cổ truyền theo giờ trung bình, tức theo giờ đồng hồ nên không chuẩn.

- Người ngày xưa và thiên văn tính giờ cổ truyền theo giờ thực nên chính xác hơn.

Phải tìm giờ cổ truyền thực ở kinh độ nơi bạn đang cư trú. Đó là giờ thực chuẩn xác

Ví dụ: Ngày Mậu Thân mồng 5 tháng giêng, năm Giáp Thìn 2024, Đầu Giờ Sửu Thực có số liệu 00 giờ 45 phút 56giây, viết tắt 00g45ph56gy. 56 giây quá bán nên thành 46 phút, vậy Đầu Giờ Sửu Thực bằng 00 giờ 46 phút.

Đó là giờ thực ở kinh tuyến 105º. Cần đổi sang kinh tuyến của Nhà Xuất Bản Tài Nguyên - Môi Trường Và Bản Đồ Việt Nam. Tiến hành các bước sau:

105º48’35”Đ. 35” (”đọc là giây kinh độ) đã quá bán nên chuyển thành 1’ (’đọc là phút kinh độ). Kinh tuyến của Nhà Xuất Bản được biến đổi thành 105º49’.

Chênh lệch với kinh tuyến trung tâm quốc gia Việt Nam: 105º49’ - 105º = 49’.

Trên đã ghi Độ Chênh Lệch Về Giờ:

Chuyên gia Nguyễn Văn Chung, (Tác giả 4 quyển sách: Lịch Việt Nam & Cổ Học Phương Đông 1901-2103; Cửu Tinh Phong Thủy; Hóa Giải Phong Thủy; Chọn Ngày Giờ Tốt Theo Địa Lý Việt Nam)

Theo Đời sống
Loạt tính năng "ăn tiền" trên Windows 11 24H2

Loạt tính năng "ăn tiền" trên Windows 11 24H2

Windows 11 đã nhận được bản cập nhật lớn của năm 2024 tên mã 24H2. Đây là một bản update đáng kể, tác động đến mọi mặt của hệ điều hành, từ nền tảng cốt lõi đến các tính năng và trải nghiệm chính.
Có nên mua Sony Xperia 1 VI và 10 VI?

Có nên mua Sony Xperia 1 VI và 10 VI?

Sau một thời gian dài im ắng ở mảng smartphone, Sony bất ngờ quay lại thị trường di động Việt Nam, bằng việc công bố và mở bán bộ đôi smartphone Xperia 1 VI và Xperia 10 VI.
back to top