Chiến hạm tàng hình Ấn Độ phóng thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos

Hải quân Ấn Độ phóng thử nghiệm thành công phiên bản hải đối hải của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ khu trục hạm tên lửa điều khiển INS Visakhapatnam (D66) ngày 11/1/2022.

Tên lửa hành trình siêu thanh đánh trúng và chính xác tàu mục tiêu giả định theo dự kiến.

Khu trục hạm tên lửa mới nhất Visakhapatnam được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ tháng 11/2022.

Hải quân Ấn Độ phóng thử nghiệm thành công phiên bản hải đối hải của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ khu trục hạm tên lửa điều khiển INS Visakhapatnam (D66) ngày 11/1/2022.

Khu trục hạm mang 16 tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm BrahMos. Tên lửa hành trình BrahMos mới đã tăng cường khả năng phòng thủ của Ấn Độ, cho phép đẩy lùi các mối đe dọa và nâng cao vị thế quân sự của quốc gia này trên tầm quốc tế.

Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos có tầm bắn đến 290 km, tốc độ hành trình siêu thanh, cho phép thời gian bay hành trình ngắn, khả năng tiêu diệt cụm mục tiêu cao hơn, thời gian thực hiện cuộc tấn công nhanh và không bị đánh chặn bởi bất kỳ hệ thống vũ khí phòng thủ tên lửa nào trên thế giới.

BrahMos (được gọi là PJ-10) là tên lửa hành trình siêu thanh ramjet tầm trung, có thể được phóng từ tàu ngầm, chiến hạm nổi, máy bay chiến đấu hoặc đất liền.

Đây là một trong những tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất trên thế giới, do liên doanh giữa NPO Mashinostroyeniya của Liên bang Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, được gọi là BrahMos Aerospace, phát triển.

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường tàng hình INS Visakhapatnam (D66) của Hải quân Ấn Độ

Các biến thể tên lửa của BrahMos lần đầu tiên được phóng thử nghiệm ngày 12/6/2001 từ thao trường Thử nghiệm Tích hợp (ITR), Chandipur trong cấu hình phóng thẳng đứng.

Ngày 14/6/ 2004, một cuộc thử nghiệm khác được tiến hành tại ITR, tên lửa BrahMos được bắn từ một bệ phóng di động. Hệ thống định vị mới sử dụng chip do Ấn Độ sản xuất, có tên gọi là G3OM (GPS, GLONASS, GAGAN dạng module).

Chíp định vị nặng khoảng 17 gram, cho độ chính xác dưới 5 mét bằng giải pháp sử dụng 3 hệ thống vệ tinh dẫn đường của Ấn Độ, Mỹ và Nga.

Hệ thống dẫn đường, định vị vệ tinh được sử dụng song song với Hệ thống Dẫn đường Quán tính (INS), cung cấp khả năng tiêu diệt mục tiêu có độ chính xác cao mà không cần sử dụng bất kỳ hệ thống tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và dẫn đạn nào khác.

Ngày 30/9/2020, Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos tầm xa, tên lửa đánh trúng mục tiêu trên cự ly hơn 400 km.

INS Visakhapatnam là chiến hạm đầu tiên và là khu trục tàng hình đầu tiên trong số các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tàng hình lớp Visakhapatnam của Hải quân Ấn Độ.

Khu trục hạm được tích hợp nhiều loại thiết bị đa dạng từ các nhà sản xuất khác nhau; Nhà máy đóng tàu Baltic của Nga đã ký hợp đồng cung cấp bốn trục Line, hai tuabin khí Zorya M36E được mua từ Ukraine. Các hệ thống phóng rockets chống ngầm RBU-6000 và ống phóng ngư lôi 533 mm do Larsen & Toubro (L&T) sản xuất, tên lửa phòng không Barak-8 do Bharat Electronics Limited (BEL) sản xuất, pháo hạm 76 mm do Bharat Heavy Electricals Limited (BHEL) sản xuất, tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos do BrahMos Aerospace sản xuất.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top