Chiến dịch văcxin “mũi 1 tối ưu”

Trong một số trường hợp nhất định, nên ưu tiên tập trung tiêm 1 liều cho tất cả mọi người trước để làm giảm sự lây lan của virus.
vaccination-strategy-comparison-777x437.png

Tại nhiều nước trên thế giới, nguồn cung cấp văcxin phòng COVID-19 vẫn tiếp tục bị thiếu hụt so với nhu cầu. Khi hầu hết văcxin được thiết kế với cơ chế 2 liều, một số nước như Canađa, đã ưu tiên tiêm liều 1 cho nhiều người nhất có thể trước khi chuyển sang tiêm liều bổ sung.

Các nhà nghiên cứu từ trường Tài chính và Quản lí Frankfurt và đại học California, Los Angeles đã mô tả các trường hợp cần áp dụng chiến dịch văcxin “mũi 1 tối ưu” để ngăn chặn virus COVID-19 lây lan hiệu quả nhất.
Chiến dịch này không có nghĩa là mỗi người chỉ nên tiêm 1 mũi văcxin mà nhấn mạnh việc nên tiêm chủng trên số lượng lớn nhanh nhất có thể, sau đó quay lại tiêm liều 2. Trái ngược lại với “mũi 1 tối ưu”, chiến dịch văcxin “tốc độ tối ưu” lại ưu tiên tiêm chủng đủ liều cho ít người hơn.

Xét trên phương diện miễn dịch, “tốc độ tối ưu” sẽ luôn khả quan hơn. Tuy nhiên, do nguồn cung có hạn, việc tiêm văcxin cho nhiều hơn gấp đôi số người có thể mang lại nhiều lợi ích hơn việc tiêm 2 mũi.

Các nhà khoa học đã mô phỏng quá trình lây truyền COVID-19 sử dụng một mô hình bao gồm các giai đoạn nhạy cảm, tiếp xúc, nhiễm bệnh, phục hồi, tử vong. Mỗi trạng thái bệnh được gắn với một phòng. Sự chuyển đổi giữa các phòng phụ thuộc vào các thông số của bệnh như khả năng lây truyền của virus.

Sau đó, mỗi phòng sẽ tiếp tục được chia ra thành chưa tiêm văcxin, đã tiêm một phần và đã tiêm đầy đủ. Từ đây, các nhà nghiên cứu đã thu được sự so sánh giữa các nhóm này dưới các trạng thái bệnh khác nhau.
Các thông số cho thấy, chiến dịch tối ưu mũi 1 có khả năng cứu được nhiều người hơn chiến dịch “tối ưu tốc độ”.

Trong khi giới khoa học tiếp tục thu thập dữ liệu về tiêm chủng văcxin COVID-19, các nhà khoa học hy vọng mô hình này sẽ cung cấp được nhiều thông tin hơn cho các chuyên gia sức khỏe cộng đồng và chính trị gia để đưa ra quyết định về các phương hướng tiêm chủng và ứng phó với dịch bệnh.

Theo Scitechdaily
back to top