Chế phẩm đặc biệt điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Suy dinh dưỡng cấp tính trước đây chỉ được điều trị và quản lý ở các vùng có thiên tai, bạo động như ở châu Phi nhưng gần đây, tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính cần điều trị rất cao.

Từ năm 2009, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã sản xuất ra các chế phẩm đặc biệt điều trị cho dạng bệnh này và đã hợp tác với UNICEF làm mô hình thử nghiệm tại các bệnh viện trung ương gồm có Hà Nội, Huế, TPHCM cũng như 9 xã tại tỉnh Kon Tum và kết quả của đợt điều trị rất khả quan. 

TS.BS Huỳnh Nam Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bên cạnh sử dụng phác đồ điều trị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF, Viện cũng nghiên cứu sản phẩm điều trị sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam như những sản phẩm F75, F100, RUTF… Cụ thể, RUTF là một loại sữa công thức có thể dùng điều trị cộng đồng, đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính nặng. Viện đã sử dụng các sản phẩm này theo phác đồ của WHO để điều trị cho các em trong chương trình thử nghiệm nhưng do nguồn lực hạn chế nên mới thử nghiệm được trên 22 tỉnh, chỉ bao phủ 10% số trẻ cần được điều trị. Từ 2015 đến nay, do sự cắt giảm kinh phí từ nước ngoài nên nguồn điều trị đã bị giảm sút rất nhiều. Để đáp ứng sự bền vững của chương trình, tăng độ bao phủ, cần tìm được phương thức chi trả. Và điểm vướng mắc đó chính là việc khó khăn khi đưa các chế phẩm vào danh mục thuốc hoặc vật tư thiết yếu nằm trong bảo hiểm y tế.

Được biết, chế phẩm điều trị được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn toàn cầu và cũng được đưa vào phần phụ lục của Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 của Bộ Y tế. Năng lượng của sản phẩm cao, bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt do bệnh tật hoặc thiếu ăn. Lượng vi chất đặc biệt cao đáp ứng được 100%. Đó là liều điều trị chứ không phải liều bổ sung và trẻ không phải ăn ở khẩu phần khác. Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng ảnh hưởng đến tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết do đó chế phẩm được sản xuất để đáp ứng được trong giai đoạn cấp cứu không bị quá tải, nhưng giai đoạn sau đó bù kịp tốc độ tăng trưởng, ăn với số lượng ít nhưng tăng cân rất nhanh.

Theo các chuyên gia của Trường Đại học Y tế công cộng, nếu sử dụng 3 chế phẩm đặc trị suy dinh dưỡng là F75, F100 và RUTF để điều trị, tính thêm cả những chi phí khác như tư vấn, chi phí nội trú… đối với những bệnh nhân suy dinh dưỡng không nặng, một gói điều trị chỉ có giá 1,2 triệu đồng. Nếu như bệnh nhân có biến chứng, chi phí cho một đợt điều trị nội trú khoảng 1,5 triệu đồng. 

Việt Nam có 200.000 bệnh nhân suy dinh dưỡng thể nặng nhưng số mới mắc mỗi năm lên tới 1,4%. Với những trường hợp mới mắc thì việc điều trị này có tác dụng hơn rất nhiều. Nếu điều trị khỏi 50% trong số đó thì chi phí hết khoảng 126 tỷ đồng/năm. Nếu chúng ta bao phủ 100% toàn bộ các trẻ mới mắc thì chi phí hết khoảng 250 tỷ đồng/năm. 

GS.TS Hoàng Văn Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, trẻ em là đối tượng cần phải ưu tiên số 1, nhưng nếu không đủ kinh phí thì nên tập trung vào đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng nguy cơ cao. Như vậy, chi phí sẽ thấp hơn, nếu tính toán cụ thể chỉ dưới 1% quỹ bảo hiểm y tế dành cho trẻ em. Khi điều trị suy dinh dưỡng được đưa vào bảo hiểm y tế sẽ đảm bảo được sự công bằng về tài chính.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top