Cháo bí đỏ chữa bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Bí đỏ còn gọi bí rợ, bí ngô có thể vừa làm rau vừa làm thuốc chữa được nhiều chứng bệnh hiệu quả.

Bí đỏ xanh thường xào thịt, xào mỡ, nấu canh. Quả bí chín hầm với các loại xương thịt động vật hoặc nấu với lạc… Bông bí, ngọn bí xào tỏi, nấu lẩu, luộc chấm với nước mắm rất ngon bổ hợp khẩu vị nhiều người.

Theo YHCT bí đỏ có vị ngọt tính hơi ôn. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, thường chữa đau đầu chóng mặt, mắt yếu, viêm gan, thận yếu. Hoa bí, ngọn bí, lá bí tác dụng thanh nhiệt, mát phế, kiện tỳ, tiêu đàm, liễm mồ hôi, sử dụng tốt với chứng ho đàm, táo bón, viêm mật, kiết lỵ, khó ngủ, tiểu đường, tim mạch, huyết áp. Bí đỏ còn được xem là vị thuốc quý chữa đau đầu chóng mặt mạn tính.

Theo sách "Dược tính chỉ nam", bí đỏ vị ngọt tính ôn không độc, công dụng nhiều chất bổ dưỡng, công dụng của nó gần giống củ cà rốt…Hạt bí hòa trung ích khí sát trùng, trị giun sán xơ mít. Không dùng bí đỏ nấu cùng thịt dê.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, để cung cấp cho cơ thể 25 calo, cần dùng 74g quả bí đỏ, trong đó chứa 1,94 protid, 3,3 glucid, quả bí còn chứa một số acid amin (leucin tyrosin peporesin) và các vitamin B, tiền sinh tố A, và vitamin PP, vitamin C.

Hạt bí đỏ là món ăn bùi bổ béo giàu năng lượng tính thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt bí ăn được có khả năng sinh ra 514 Kcalo. Đặc biệt,  trong hạt bí có chứa chất phytosterol, và một số chất có khả năng ngăn ngừa chứng bệnh ung thư, phì đại tiền liệt tuyến, bệnh tim mạch, huyết áp, còn có khả năng kích thích tuyến tuỵ tiết insulin giảm đường huyết chữa đái tháo đường.

 Một số món ăn bài thuốc chữa bệnh từ bí đỏ như:

Chữa chứng đau đầu, mắt yếu: Dùng ngọn bí làm rau, xào hoặc luộc ăn thường xuyên.

Chữa giun sán trẻ em: Hạt bí đỏ bóc vỏ khoảng 40g tán nhỏ hòa sữa hoặc nước đường, sau 4 giờ uống 1- 2 muỗng dầu mè chữa giun sán rất hay hầu như không có tác dụng phụ.

Chữa chứng hư lao, cầu táo khó: Dùng dây bí nấu nước uống. Bí sau khi thu hoạch cắt lấy một nắm nấu nước uống như trà.

Chữa đau đầu chóng mặt mạn tính: Bí đỏ hầm lạc hoặc hầm xương thịt gà vịt đều tốt.

 Chữa tiểu đường: Bí đỏ 200g, đậu xanh 100g, xương heo 100g hầm ăn cho thêm gia vị vừa đủ.

Chữa ho khan, ho đàm do phế yếu: Bí đỏ 100g, lạc 40g, hầm ăn tuần vài lần.

Chữa đau đầu chóng mặt nhức do can phong: Bí đỏ 100g,  đuôi heo 100g, lạc 40g  hầm nhừ ăn.

Chữa viêm gan mật: Bí đỏ 200g, gan heo 100g nấu cháo.

Phòng trị u xơ tiền liệt tuyến: Ngày ăn khoảng 100g hạt bí ngô, bằng cách rang bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày.

 Chữa trẻ em giun kim: Hạt bí đỏ 30-50g rang vàng ăn lúc bụng đói. Nên nhớ rang ở nhiệt độ nhỏ và lâu sẽ giữ được hàm lượng dầu hữu ích có trong hạt.

Trị tiểu không tự chủ, đau mỏi khớp do âm hư thấp nhiệt: Hạt bí đỏ 12g, thục địa 20g, hoài sơn 16g, đơn bì 14g, sơn thù 12g, phục linh 14g, trạch tả 12g, hoàng bá 10g. Sắc uống hoặc làm hoàn uống ngày 12-14g/ 2-3 lần.

Hiện nay, hạt bí đỏ có thể được điều chế dưới dạng viên nang mềm Peponen. Người dân châu Âu, Mỹ đang sử dụng phổ biến dung dịch này như một dạng bổ sung dinh dưỡng quan trọng, ngăn ngừa một số bệnh tiểu tiện không tự chủ.

Lương y Phan Thị Thạnh (Hội Đông y TP Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top