Cận cảnh cầu Long Biên đang “khoác áo mới”

Cây cầu Long Biên lịch sử chứng kiến bao sự kiện thăng trầm của đất nước, là biểu tượng văn hóa đặc biệt của Hà Nội. Nhân dịp Chào mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10, Hà Nội đang gấp rút tu bổ, sơn sửa để cây cầu có một diện mạo mới đẹp và hiện đại hơn.

Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1899, khánh thành vào ngày 28/02/1902, đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng.

Nhìn từ xa Cầu Long Biên giống như một con rồng mạnh mẽ, hiên ngang vắt qua sông Hồng mênh mông nước. Cây cầu không chỉ là con đường giao thông quan trọng trước đây mà còn là một trong những biểu tượng đặc trưng và độc đáo nhất về lịch sử, văn hóa Hà Nội.

Trải qua hơn một trăm năm, cầu Long Biên đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, với hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Theo thời gian, cây cầu giờ đây đã già cỗi và xuống cấp, nhưng vẫn luôn là niềm tự hào của bao thế hệ người dân Hà Nội.

Khi đến Hà Nội, rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đều muốn tham quan, chiêm ngưỡng và tìm hiểu về cây cầu lịch sử này.

Những ngày gần đây, Hà Nội đang tu bổ và sơn sửa làm mới cây cầu như một món quà chào mừng ngày Giải phóng Thủ Đô 10/10.

cau-long-bien-1.jpg
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội.
cau-long-bien-2.jpg
Tên ban đầu của cầu Long Biên là Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
cau-long-bien-3.jpg
Dù được bảo dưỡng định kỳ hàng năm nhưng do lâu đời, cây cầu cổ kính này đã xuống cấp, hoen gỉ.
cau-long-bien-4.jpg
Người công nhân này đang dùng máy mài đánh sạch các vết hoen gỉ trên lan can cầu trước khi phủ lớp sơn mới.
cau-long-bien-5.jpg
cau-long-bien-7.jpg
Công nhân đường sắt bắt đầu sơn lại cầu từ ngày 18/9.
cau-long-bien-8.jpg
Lần sơn mới cầu Long Biên gần nhất đã cách đây khoảng 14 năm.
cau-long-bien-9.1.jpg
cau-long-bien-10(1).jpg
Phần lan can đã được sơn hoàn thiện trông khá đẹp mắt. Dự kiến, việc "khoác áo mới" cho cầu Long Biên sẽ hoàn thành trong tháng 11/2021.
Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top