Cách phòng ngừa ung thư vú tái phát

Ung thư vú tái phát có thể xảy ra sau vài tháng hoặc nhiều năm kể từ lần điều trị đầu tiên. Vậy làm thế nào để kiểm soát và phòng ngừa bệnh?
Tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỷ lệ mắc mới, với 24.563 ca mỗi năm (theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022).
Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ có cơ hội được chữa trị thành công. Tuy nhiên, ung thư vú tái phát có thể xảy ra sau vài tháng hoặc nhiều năm sau lần điều trị đầu tiên. Do đó, việc kiểm soát bệnh tái phát cũng vô cùng quan trọng.
Bac si mach cach phong ngua ung thu vu tai phat
Ảnh minh họa/Internet.
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực y khoa, ngày càng nhiều giải pháp điều trị bệnh ung thư vú được phát minh, đem lại chất lượng điều trị tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ tái phát cho người bệnh.
Nhưng việc điều trị đòi hỏi không chỉ năng lực chuyên môn của nhân viên y tế, mà còn cần đến sự phối hợp và tuân thủ của người bệnh.
Theo BS.CKII Đỗ Thanh Huy Hoàng (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh), có tới 20 - 30% trường hợp ung thư vú tái phát vào một thời điểm nào đó sau điều trị lần đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự mình phòng ngừa ung thư vú tái phát bằng một số phương pháp đơn giản như:
Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục hoặc tăng cường hoạt động thể chất là cách ngăn ngừa ung thư vú tái phát. Tập thể dục vừa phải (ví dụ đi bộ với tốc độ 3,2 - 4,8km/giờ) trong 3 - 5 giờ/tuần có thể giảm nguy cơ tái phát tới 50%. Điều này tương tự như việc giảm nguy cơ với tamoxifen hoặc chất ức chế aromatase.
Đồng thời, duy trì cân nặng khỏe mạnh, bổ sung vitamin D từ thực phẩm và ánh nắng mặt trời; Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá và thịt gia cầm; Hạn chế uống rượu; Chăm sóc giấc ngủ, giảm căng thẳng...
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thường xuyên kiểm tra vú và vùng ngực, hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh (HRT). Sau khi kết thúc quá trình điều trị ung thư, người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ để khám tầm soát định kỳ, phòng ngừa ung thư vú tái phát. Nếu đã cắt một phần vú trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh có thể cần chụp nhũ ảnh để kiểm tra ung thư vú 6 - 12 tháng/lần. Phẫu thuật cắt bỏ vú 1 bên hoặc cả 2 bên (loại bỏ gần như toàn bộ mô vú) giúp phòng ngừa ung thư vú tái phát.
Sau khi hoàn tất quá trình điều trị ung thư, nếu người bệnh có nguy cơ cao tái phát ung thư, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giảm nguy cơ. Tamoxifen giảm khoảng 40% nguy cơ ung thư vú tái phát ở những phụ nữ đã được điều trị ung thư vú giai đoạn đầu, dương tính với thụ thể hormone. Thuốc này ngăn chặn estrogen trong các tế bào vú.
Theo VietnamDaily
Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?

Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?

Hội chứng đau cơ xơ hoá là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hoá thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể.
Virus HMPV lây lan như thế nào?

Virus HMPV lây lan như thế nào?

Virus có thể lây lan qua các giọt bắn nhỏ li ti trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn này có thể chứa virus HMPV và xâm nhập vào đường hô hấp của người khỏe mạnh.
back to top