Phân biệt tiêu chảy do virus và vi khuẩn
DS Hải Yến, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, việc nhận dạng các dấu hiệu gợi ý tiêu chảy do virus hay vi khuẩn rất quan trọng để quyết định điều trị kháng sinh hay không kháng sinh. Các mẹ nên dựa vào các tiêu chí sau:
- Tuổi: càng nhỏ càng nghĩ tới virus nhiều hơn
- Mùa: mùa lạnh nghĩ tới virus hơn là vi khuẩn, mùa nóng nghĩ vi khuẩn hơn virus
- Sốt: sốt cao trên 39 độ nghĩ tới vi khuẩn nhiều hơn
- Nôn: nôn nhiều trước khi tiêu chảy nghĩ tới virus nhiều hơn.
- Đau bụng: có đau bụng nghĩ do vi khuẩn nhiều hơn
- Phân: nhão, ít, nhầy máu nghĩ do vi khuẩn, phân lỏng nước nghĩa là do virus.
- Mùi phân: mùi thối là do vi khuẩn, không có mùi gì đặc biệt do virus
- Có ho, sổ mũi, đỏ mắt kèm theo nghĩ do virus
- Tổng trạng: lừ đừ phờ khách nghĩ do vi khuẩn, vui tươi hồng hào nghĩ do virus.
Nếu chỉ dựa vào 1-2 yếu tố thì không có giá trị nhiều để phân biệt. Tổng hợp nhiều yếu tố lại thì việc phân biệt tác nhân vi khẩu hay virus sẽ chính xác hơn.
Cách nhận diện trẻ tiêu chảy do virus hay vi khuẩn để điều trị đúng |
Cách điều trị
Bù nước: nước oresol tỉ trọng thấp 1 gói pha 200ml nước sôi để nguội uống sau mỗi lần đi tiêu hoặc nôn. Có thể dùng nước dừa, nước lọc, sữa
Thuốc sử dụng:
- Hydrasec dùng an toàn cho cả tiêu chảy do vi khuẩn và virus. Tác dụng: làm giảm lượng nước trong phân, giảm tỉ lệ mất nước. Liều 1,5mg/kg/lần ngày 3 lần.
- Men vi sinh : giúp hồi phục lại hệ vi sinh đường ruột, rút ngắn thời gian tiêu chảy.
- Kẽm: liều trẻ em dưới 6 tháng: 10mmg/ ngày. Trên 6 tháng :20mg/ ngày. Dùng trong 10-14 ngày
Lưu ý: Nên sử dụng dạng kẽm hữu cơ, dùng kèm Vitamin C để đạt được hiệu quả hấp thu tối ưu. Các chế phẩm kẽm thường dễ gây phản xạ buồn nôn, nhất là trong lúc trẻ đang có rối loạn tiêu hóa, do vậy nên lựa chọn sản phẩm có vị dễ uống cho trẻ.
-Điều trị kháng sinh dành cho tiêu chảy do vi khuẩn: Cefixim, azithromycin, metronidazol. Lưu ý khi dùng kháng sinh cần hỏi ý kiến của chuyên gia.
Dinh dưỡng cần tránh kiêng khem
Trẻ bị tiêu chảy làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng hơn bình thường (đặc biệt là chất béo bị giảm khoảng 30%), mất nước và dinh dưỡng qua phân dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng so với nhu cầu hàng ngày.
Do đó, cần cho trẻ 1 chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất (giàu đạm, kẽm, Vitamin A, Vitamin nhóm B (B1, B2) và giàu Kali) để nhanh chóng phục hồi sớm các tế bào nhung mao ruột non, ổn định quá trình sinh lý hoạt động của ruột, chức năng tuyến tuỵ, nhanh chóng tiết ra các men tiêu hoá giúp cho quá trình hấp thu và tiêu hoá các chất dinh dưỡng.
Tránh việc ăn kiêng khem để trẻ có đủ năng lượng phục hồi cơ thể, không rơi vào trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài, dẫn đến sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm khác (viêm đường hô hấp…).
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm... để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C...
Sữa: Trẻ bú mẹ: Tiếp tục cho trẻ bú, tăng số lần bú trong ngày và cho trẻ bú lâu hơn.
Trẻ ăn sữa công thức : Tiếp tục sử dụng sữa loại mà trẻ ăn trước đó. Không pha loãng sữa, không sử dụng sữa ít hoặc không có đường lactose.
Sữa không có lactose: chỉ được sử dụng khi bệnh nhi có các triệu chứng không dung nạp lactose như: Chướng bụng, nôn, tiêu chảy phân nước gia tăng, viêm da quanh hậu môn.
Những thực phẩm không nên dùng
Những thức ăn ít năng lượng, ít protein, ít điện giải, giàu carbonhydrat, giàu chất xơ như (măng, đỗ, rau cần, ngô, khoai, sắn)
Những thức ăn chua, thức ăn dễ lên men, thức ăn chế biến sẵn.
Không cho trẻ ăn và uống những thức ăn nhiều đường sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu.