Cách khắc phục tình trạng 'da rắn' - bệnh thường gặp mùa lạnh. Ảnh minh họa |
Da khô nứt nẻ như da rắn là gì?
Da khô nứt nẻ như da rắn thường trầm trọng hơn vào mùa hanh khô. Bởi khi thời tiết lạnh, hanh khô khiến cho da cũng bị khô hơn, làm các lớp da bị bong vảy trắng. Ở chân, tay sẽ hình thành nên các vết nứt da ngang, dọc chân/tay khiến da nhìn giống như vảy rắn.
Nguyên nhân da nứt nẻ, khô vảy như da rắn rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do di truyền. Bệnh tăng lên ở người mắc bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, vảy nến; người không chú ý chăm sóc/vệ sinh da thường xuyên; do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin, khoáng chất…
Một số cách khắc phục giúp da mịn màng
Bổ sung nước, khoáng và vitamin
Đây là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng da rắn phát triển mạnh hơn nữa. Bạn chỉ cần uống thêm nước bao gồm cả nước lọc và nước có trong thực phẩm, nước ép trái cây,…
Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin trong chế độ dinh dưỡng của mình. Vitamin không những giúp da tăng sức đề kháng. Ngoài ra còn hỗ trợ tái tạo da nhanh chóng. Một số loại vitamin quan trọng nên bổ sung là vitamin E, D, C,... Bạn cần ăn thật nhiều các loại rau củ quả tươi như: Cam, bưởi, đu đủ, bắp cải và giá đỗ để cơ thể được bổ sung thêm nước.
Bảo vệ da
Hầu hết các trường hợp da khô nứt nẻ như da rắn thường có đặc điểm là nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Vì thế việc hạn chế tiếp xúc với hóa chất, kể cả đó là các hóa chất thường sử dụng trong gia đình như nước rửa bát, nước tẩy nhà vệ sinh, nước lau nền nhà… Khi cần phải sử dụng thì đeo găng tay cao su, đi giày bảo hộ để tránh hóa chất bắn lên da.
Chỉ sử dụng dầu gội, sữa tắm có tính chất dịu nhẹ dành do da khô, không chất tẩy, không hương liệu; không cào gãi mạnh; bảo vệ da khỏi tiếp xúc trực tiếp với môi trường khói bụi, ánh nắng mặt trời.
Khi thời tiết lạnh, cơ thể cần giữ ấm và tránh gió cho các vùng da khô; Nên tắm nhanh với nước ấm, không ngâm mình trong nước ấm/nóng. Bởi khi ngâm mình lâu trong nước ấm nóng sẽ khiến da mất nước, dẫn đến da da khô, nứt nẻ như da rắn nặng hơn.
Tẩy da chết
Tế bào chết tích tụ ngày càng nhiều cũng là lý do khiến cho bệnh da rắn tái diễn thường xuyên trở nên nghiêm trọng. Vì thế, đối với bệnh lý này, việc tẩy tế bào chết sẽ giúp phần da khô ráp được loại bỏ, nhờ đó mà da trở nên mịn màng hơn. Không những thế, tẩy da chết còn là cách để da được thư giãn sâu hơn và tăng hiệu quả của các khâu dưỡng da, nhờ đó sẽ đạt được mục đích tối ưu trong việc khắc phục bệnh da rắn.
Tẩy da chết có thể áp dụng với bất kỳ vùng da nào của cơ thể. Cách tẩy da chết đơn giản nhất là dùng bàn chải mềm hoặc xơ mướp nhúng vào trong hỗn hợp baking soda hoặc chanh muối sau đó chà xát lên vùng da rắn 5 -10 rồi dùng nước lạnh rửa sạch. Nên tẩy da chết 2 lần/tuần để tránh tình trạng tích tụ tế bào da chết làm cho các dưỡng chất chăm sóc da không ngấm sâu vào trong da được.
Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn
Đây là cách không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng da bị mất nước mà còn tăng tốc độ phục hồi tổn thương trên da. Tuy nhiên, trước khi bôi kem dưỡng ẩm cần tìm hiểu để lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với loại da để tránh bị kích ứng và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đắp mặt nạ cho da
Khi nói đến mặt nạ cho da, chúng ta thường chỉ dùng do da mặt, nhưng với da khô nứt nẻ như da rắn toàn thân, cần sử dụng mặt nạ cho cả những vùng da khô nẻ nặng như chân. Các loại mặt nạ này có thể sử dụng sản phẩm sẵn có, dễ làm như:
Sữa chua: Sữa chua + cám gạo cung cấp acid lactic, vitamin B, vitamin c, vitamin E có tác dụng tẩy tẩy tế bào da chết và bổ sung độ ẩm, nuôi dưỡng làn da rất tốt giúp da mịn màng hơn. Thoa đều hỗn hợp trên lên da, để nguyên trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch da bằng nước ấm.
Chuối: Trong quả chuối có chứa nhiều vitamin C, vitamin B, vitamin A, kali rất có lợi do da, giúp da được ngậm nước tốt và làm giảm tình trạng da nứt nẻ như da rắn rất hiệu quả. Nghiền chuối nhuyễn, trộn lẫn cùng sữa tươi rồi đắp đều lên vùng da khô. Để nguyên trong vòng 10 phút rồi rửa sạch với nước ấm.