Cách giúp hết khó chịu với bệnh trĩ

“Thập nhân cửu trĩ” - phổ biến là vậy nhưng thực tế rất nhiều người bệnh âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói” này. Hãy thực hiện các cách dưới đây để bạn hết khó chịu với nó:

Chế độ ăn uống

1. Uống nhiều nước (2 lít nước/ngày).

2. Chế độ ăn nhiều nước nhiều xơ để làm mềm phân, hạn chế táo bón.

3. Hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều muối, cay nóng, cà phê, rượu và các thực phẩm chứa cafein.

4. Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng để làm giảm nguy cơ táo bón.

5. Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, hạt điều, hạnh nhân để tăng cường bổ máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu ở người bị chảy máu kéo dài.

Chế độ sinh hoạt

1. Chườm đá giảm sưng.

2. Tránh rặn khi đại tiện, tránh khiêng vác vật nặng.

3. Ngồi ngâm nước ấm 5-20 phút, vài lần/ ngày để tăng cường lưu thông máu.

4. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nhịp điệu vừa phải như đi bộ nhanh 20- 30 phút hằng ngày có tác dụng kích thích tăng nhu động ruột, làm giảm táo bón (lưu ý nên tránh các bài tập thể dục nặng: tập thể hình, tập tạ..).

5. Hạn chế ngồi xổm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu, gây ứ máu tại vùng tĩnh mạch trĩ.

6. Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn. Nên tạo 1 thói quen đi vệ sinh vào 1 thời điểm nhất định hằng ngày, tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh. Ngồi lâu có thể gây tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn.

7. Vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện bằng cách rửa nước nhẹ nhàng hoặc dùng khăn lau trẻ em hoặc miếng lót ẩm. Hạn chế dùng giấy vệ sinh khô cứng có chứa hương liệu tạo mùi thơm vì gây cọ xát, dị ứng, làm tăng viêm và tổn thương hậu môn.

8. Ngồi trên đệm thay vì ngồi bề mặt cứng: Giảm sưng trĩ, hạn chế gây đau, chèn ép vào búi trĩ.

9. Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân ( giảm ăn, tập thể dục) để làm giảm áp lực lên các tế bào và mạch máu tại vùng trực tràng - hậu môn.

10. Phụ nữ có thai: nên nằm nghiêng bên trái nhiều giảm sức ép bào thai lên vùng trực tràng hậu môn.

Sử dụng thuốc bôi

1. Dùng gel bôi giảm đau, giảm ngứa.

2. Bổ sung các sản phẩm chứa rau diếp cá, đương quy, nghệ, hòe hoa để hỗ trợ làm giảm tình trạng bệnh trĩ, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Can thiệp búi trĩ bằng laser: Không đau, hoặc rất ít đau; Hạn chế chảy máu, không mất máu trong và sau quá trình điều trị; Không gây ra biến chứng hẹp hậu môn, đại tiện mất kiểm soát, để lại dị vật trong hậu môn.Chăm sóc sau điều trị đơn giản do vết thương hở 2mm; Thấy rõ hiệu quả tức thì ngay sau đốt laser: teo 30-40% búi trĩ sau đốt, ổn định trong 12 tuần sau điều trị….

ThS.BSCKI Nguyễn Khắc Hoàng (Trưởng đơn vị Trưởng Đơn vị Điện quang Can thiệp, Bệnh viện TƯQĐ 108)

Theo Đời sống
back to top