Các phương pháp phẫu thuật gãy xương đòn

Gãy đầu ngoài xương đòn chiếm 10 - 30% trong các trường hợp gãy xương đòn. Gãy đầu xa xương đòn có thể được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.

Hỏi: Người nhà tôi bị gẫy đầu ngoài xương đòn, đang điều trị nội khoa nhưng ít có tác dụng, nguy cơ phải phẫu thuật. Xin hỏi, có những phương pháp phẫu thuật nào? Ưu nhược điểm của các phương pháp ra sao?

Nguyễn Văn Khang (Hà Nội)

ket-xuong-chi-1.jpg
Kết hợp xương đòn bằng chỉ giúp liền nhanh

ThS.BS Trần Quyết, Khoa Phẫu thuật chi trên, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện quốc tế Vinmec Times City: Gãy đầu ngoài xương đòn chiếm 10 - 30% trong các trường hợp gãy xương đòn. Gãy đầu xa xương đòn có thể được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật cố định bằng nẹp khóa: Nẹp khóa được thiết kế phù hợp với đầu xa xương đòn và cho phép cố định đa mặt phẳng, sử dụng để cố định các mảnh rời tốt. Bệnh nhân sau mổ được cử động cánh tay sớm. Với gãy phân type II có tổn thương dây chằng quạ đòn, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp giữa nẹp khóa và cố định thêm dây chằng quạ đòn bằng neo hoặc chỉ khâu.

Tuy nhiên rất nhiều tác giả chỉ để ý đến gãy xương mà không gia cố hoặc tái tạo lại dây chằng quạ đòn, có nguy cơ mất vững khớp cùng đòn về sau.

Phẫu thuật cố định bằng nẹp móc: Phương pháp này được sử dụng cho gãy đầu xa xương đòn Neer độ II, nhất là trong trường hợp mảnh gãy quá nhỏ không đặt được vít cố định. Nẹp này có móc được đặt dưới mỏm cùng vai, giúp cố định không cho ổ gãy di lệch lên trên. Sau phẫu thuật có một số biến chứng: đau vai do gây hẹp khoang dưới mỏm cùng vai thứ phát, gãy móc, tiêu mỏm cùng vai, gãy mỏm cùng...

Phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh, chỉ thép: Đây trở thành phương pháp phổ biến trong điều trị gãy đầu xa xương đòn và cho kết quả liền xương và hồi phục chức năng tương đối tốt. Tuy nhiên khi sử dụng đinh chỉ thép sẽ phải đối mặt với nguy chồi đinh gây đau vai, đứt chỉ thép hoặc xuyên đinh sai vị trí…

Kết hợp xương gãy đầu ngoài bằng chỉ siêu bền: Kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc liền xương sinh lý, sử dụng chỉ siêu bền cố định từ mỏm quạ đến đầu ngoài của xương đòn bị gãy. Từ đó cho phép cố định ổ gãy và cố định dây chằng quạ đòn.

Ưu điểm của phương pháp này so so với các phương pháp khác như phục hồi chức năng sớm và không gây khó chịu hoặc giảm thiểu do một số biến chứng của dụng cụ kết hợp xương. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật mới, cần phẫu thuật viên có kiến thức tốt về giải phẫu vùng vai cũng như kinh nghiệm.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top