Các phi hành gia làm thế nào để truy cập Internet?

Cuộc sống ngoài không gian có những sự khác biệt hoàn toàn với trên mặt đất và câu chuyện truy cập Internet cũng không phải là ngoại lệ.

Sự thật là chủ đề này khá gây tò mò và thật thú vị khi biết rằng các phi hành gia vẫn đang kết nối với mọi người dưới Trái đất. Và với các phi hành gia, Internet thực sự là một công cụ cơ bản. Có một sự thật là các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đang sở hữu kết nối Internet mạnh mẽ, thậm chí nhanh hơn so với nhiều thành phố ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Dòng tweet đầu tiên được gửi từ bên ngoài Trái đất vào tháng 1/2010 bởi phi hành gia Timothy Creamer trên ISS. Ở thời điểm đó, Internet của các phi hành gia có tốc độ tải xuống khoảng 10Mbps và tải lên 3Mbps, đủ để xem video phát trực tuyến. Đó là một điều xa xỉ khi so sánh với nhiều kết nối Internet trên mặt đất từ 13 năm trước.

Mặc dù có tốc độ kết nối Internet mạnh mẽ nhưng các phi hành gia phải đối mặt với một vấn đề là độ trễ. Theo một số nguồn tin của NASA, độ trễ tải xuống ở ngoài không gian sẽ là khoảng nửa giây, cao hơn khoảng 20 lần so với kết nối trung bình trên mặt đất.

Nhưng Internet đến được ISS bằng cách nào. Câu trả lời là băng tần Ku - hệ thống sử dụng dải tần từ 11 - 20GHz đã được sử dụng nhiều năm trước để truyền truyền hình, để gửi dữ liệu nhờ hệ thống vệ tinh quay quanh Trái đất. Tín hiệu này đến nhờ hệ thống Vệ tinh Chuyển tiếp Dữ liệu và Theo dõi (TDRS) và mạng ăng-ten của Space Network.

Với cách thức truyền tải này, việc truyền tín hiệu trong không gian có thể xảy ra nhiễu, không có tín hiệu nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

NASA đã cập nhật hệ thống để Internet ngoài không gian có tốc độ cao hơn và độ trễ giảm đi nhiều. Năm 2019, NASA cho biết tốc độ tải xuống ngoài không gian đạt 600Mbps - một tốc độ vượt quá tốc độ của nhiều điểm kết nối trên Trái đất. Tốc độ này cho phép các phi hành gia có thể xem các nội dung giải trí như Netflix trên ISS.

Tuy nhiên, dù NASA đã cải thiện dịch vụ nhưng Internet không gian vẫn phải phụ thuộc vào hệ thống vệ tinh gửi tín hiệu Ku và những khoảng thời gian tín hiệu không tối ưu, có thể gây nhiễu vẫn tiếp tục tồn tại.

NASA đang lên phương án cải thiện kết nối Internet cho các phi hành gia bằng cách chuyển đổi sang một hệ thống dựa trên Laser. Hiện tại, các kỹ sư đã có thể truyền một video độ nét cao từ Trạm vũ trụ quốc tế đến mặt đất trên một chùm tia laser. Đó là cách truyền tải nhanh hơn rất nhiều so với cách hiện đang sử dụng. Theo NASA, đây là một cuộc cách mạng, tương lai của truyền thông đến và đi từ không gian.

Theo Đời sống
Thông tin mới nhất về iPhone 16 sắp ra mắt

Thông tin mới nhất về iPhone 16 sắp ra mắt

Hình ảnh rò rỉ cho thấy cụm camera được sắp xếp theo chiều dọc, thay vì đặt chéo như trước kia, tạo nên vẻ ngoài ấn tượng và tinh tế. Màu xanh mới này đã thu hút nhiều sự chú ý và được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ.
8 khu vực kỳ quái bậc nhất thế giới

8 khu vực kỳ quái bậc nhất thế giới

Tam giác quỷ Bermuda, Rừng tự sát Aokigahara, Cổng địa ngục Darvaza,.. là những khu vực kỳ quái bậc nhất thế giới với những câu chuyện bí ẩn thu hút sự tò mò của con người.
back to top