Sử dụng wifi để 'nhìn’ đồ vật sau bức tường

Một nhóm nghiên cứu ở Đại học California Santa Barbara phát triển phương pháp mới có thể mô phỏng hình ảnh vật thể tĩnh ở sau bức tường bằng WiFi.

Kỹ thuật dựa trên sóng Wi-Fi mới này, được đặt tên là Wiffract, thậm chí có thể ‘nhìn xuyên tường’ các vật thể nằm trong phòng bên cạnh.

Về cơ bản, việc phát hiện các vật thể ngoài tầm nhìn bằng sóng Wifi đã thu hút sự chú ý của giới công nghệ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp hiện có đều dựa trên việc phân tích chuyển động của vật thể. Trong khi đó, việc phát hiện các vật thể cố định vẫn là một thử thách chưa thể vượt qua.

Tuy nhiên, kỹ thuật Wiffact đã tận dụng sự tương tác của tín hiệu tần số vô tuyến (RF) Wi-Fi với các cạnh của vật thể cần được chụp ảnh, được hướng dẫn bởi các nguyên tắc của lý thuyết nhiễu xạ hình học (GTD).

Với mô hình toán học phù hợp, Wiffract có thể tạo ra những kết quả đáng chú ý, chẳng hạn như "đọc" các hình dạng và chữ cái xuyên qua các bức tường.

Chữ BELIEVE đặt sau bức tường (trên) và ảnh chụp bằng sóng WiFi (dưới). Ảnh: UC Santa Barbara

Chữ BELIEVE đặt sau bức tường (trên) và ảnh chụp bằng sóng WiFi (dưới). Ảnh: UC Santa Barbara

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng khi sóng RF gặp một điểm biên, nó sẽ tạo ra một hình nón gồm các tia phát ra được gọi là “hình nón Keller” theo GTD. Mô hình toán học của Wiffract có thể nắm bắt được các cạnh của vật thể đứng yên bằng cách sử dụng lý thuyết GTD và các hình nón Keller tương ứng. Sau khi xác định được "các điểm cạnh có độ tin cậy cao", Wiffract có thể tái tạo lại hình dạng của các vật thể.

Theo các nhà nghiên cứu, Wiffract đã được chứng minh là có hiệu quả trong nhiều thử nghiệm khác nhau, bao gồm việc sóng Wi-Fi có thể đọc ‘xuyên tường’ bảng chữ cái tiếng Anh đặt ở phòng bên cạnh. Các tính năng chính của phương pháp mới này bao gồm khả năng sử dụng sóng vô tuyến từ các bộ thu phát Wi-Fi sẵn có để chụp ảnh. Chưa kể đến, nó cũng loại bỏ nhu cầu đào tạo thuật toán học máy cho cảm biến RF.

Các nhà nghiên cứu đề xuất một số ứng dụng tiềm năng cho công nghệ mới nổi này, bao gồm nhà thông minh, "không gian thông minh", giám sát tình trạng kết cấu, hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, giám sát, khu vực khai quật, v.v.

Tuy nhiên, công nghệ có thể đọc xuyên tường có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng về bảo mật, có khả năng cung cấp cho tội phạm mạng một công cụ mới để xâm phạm quyền riêng tư của gia đình từ xa. Các cơ quan thực thi pháp luật cũng có thể sử dụng kỹ thuật này, hy vọng là cho các mục đích hợp pháp.

Theo Đời sống
iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

Bên cạnh iOS 18 beta 8, Apple cũng phát hành phiên bản beta thứ ba của iOS 18.1 dành cho các nhà phát triển, mang đến một số tính năng mới thuộc hệ thống Apple Intelligence.
iOS 18 Beta 7 có gì mới?

iOS 18 Beta 7 có gì mới?

Apple chính thức phát hành iOS 18 và iPadOS 18 Beta 7, mang đến nhiều tính năng mới và khắc phục các lỗi tồn đọng từ các phiên bản trước đó.
back to top