Các nguyên nhân gây hở van 2 lá

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh hở van hai lá ngoài bệnh lý lá van, vòng van còn do bệnh lý dây chằng, cột cơ...

Hỏi: Tôi mới đi khám bệnh được chẩn đoán hở van 2 lá. Xin hỏi, nguyên nhân gây hở van 2 lá?

Đỗ Thị Hường (Hưng Yên)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch Việt Nam: Có rất nhiều nguyên nhân gây hở van hai lá, được chia thành các nhóm sau đây:

Bệnh lý lá van: Di chứng thấp tim (xơ hoá, dày, vôi, co rút lá van); Thoái hoá nhầy (làm di động quá mức lá van); Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) gây thủng lá van, co rút lá van khi lành bệnh; Xẻ (nứt) van hai lá (đơn thuần hoặc phối hợp (thông sàn nhĩ thất – một dị tật tim bẩm sinh); Van hai lá có hai lỗ van; Bệnh cơ tim phì đại: van hai lá di động ra trước trong kỳ tâm thu.

 Bệnh lý vòng van hai lá: Giãn vòng van (do giãn buồng thất trái trong bệnh cơ tim giãn, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tín, tăng huyết áp lâu ngày); Vôi hoá vòng van; Thoái hoá ở người già, thúc đẩy do tăng huyết áp, đái đường, suy thận; Do bệnh tim do thấp, hội chứng Marfan, hội chứng Hurler.

Bệnh lý dây chằng: Thoái hoá nhầy gây đứt dây chằng; Di chứng thấp tim: dày, dính, vôi hoá dây chằng.

 Bệnh lý cột cơ: Nhồi máu cơ tim gây đứt cột cơ nhú (gây hở hai lá cấp, biểu hiện lâm sàng bằng triệu chứng suy tim nặng, có thể shock tim); Rối loạn hoạt động cơ nhú; Thiếu máu cơ tim; Bệnh lý thâm nhiễm cơ tim: amyloid, sarcoid; Bẩm sinh (dị dạng, van hình dù...).

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top