Dinh dưỡng tốt nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý đã giúp tăng cường miễn dịch, rút ngắn thời gian điều trị kháng sinh, giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong.
Hạt điều giàu omega 3 là thực phẩm trị bệnh tốt cho tim mạch.
Thực phẩm trị bệnh còn có tác dụng điều hoà các rối loạn chuyển hoá làm giảm hội chứng bệnh. Đặc biệt thấy rõ vai trò của dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, suy thận, suy tim, bệnh lý về gan, dạ dày…
Dinh dưỡng điều trị còn giúp cho cơ thể phục hồi tốt hơn những bệnh nhân bị chấn thường phần mềm, gãy xương, suy nhược cơ thể sau sốt rét, sau mổ, sau nhiễm khuẩn nặng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương chóng lành, sức khoẻ hồi phục nhanh hơn (đặc biệt nhờ cung cấp protein và vitamin C).
Thực phẩm chứa carotene như cà rốt rất tốt cho sức khỏe. Carotene đã được chỉ định là chất oxy hóa giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây ung thư phổi. Carotene có chứa trong các loại rau quả có màu cam hoặc đỏ. Cà rốt là lựa chọn tuyệt vời nhờ có chứa beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A, giúp giảm những sự cố của bệnh hen suyễn.
Thực phẩm chứa axit béo Omega-3 tốt cho tim mạch và não bộ. Loại axit béo này rất quan trọng với sức khỏe. Nếu không hấp thụ đủ chúng trong cá thì hãy bổ sung qua các loại hạt có chứa dầu như hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó…
Thực phẩm giàu magiê hỗ trợ khả năng miễn dịch, cải thiện hệ xương khớp. Thiếu magiê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương theo nhiều cơ chế. Bổ sung đầy đủ magiê đã được chứng minh có thể giúp đưa quá trình chuyển hóa vitamin D trở về bình thường. Thiếu magiê cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm mức độ thấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương.
Magiê cũng có thể hoạt động như một chất đệm, do đó, giúp bảo vệ xương khỏi tình trạng loãng xương. Muốn cơ thể đủ magiê để xương chắc khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch có thể bổ sung bằng thực phẩm như hạnh nhân, trái bơ, đậu đen, cám ngũ cốc, gạo lức, hạt điều, đậu nành, yến mạch, đậu phộng, khoai tây còn vỏ, bí đỏ, sữa đậu nành, rau bina, bánh mì đen, sữa chua…
TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em