Ca mắc rubella đầu tiên trong năm 2024 ở Hà Nội đã tiêm vaccine phòng bệnh

Ca mắc rubella vừa phát hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội là bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng). Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh rubella.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng hai mũi vaccine phòng bệnh rubella.

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus (thuộc họ Togavirus) gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho, người bệnh là nguồn lây chính.

Xuất hiện mắc rubella đầu tiên trong năm 2024, đã tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh minh họa

Xuất hiện mắc rubella đầu tiên trong năm 2024, đã tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh minh họa

Các triệu chứng bệnh Rubella thường xuất hiện từ ngày 16-18 sau khi phơi nhiễm. Có biểu hiện tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Sốt: Người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, khoảng 38 độ C, kèm nhức đầu, mệt mỏi, đau rát vùng họng, chảy nước mũi trong, thường từ 1-4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm.

Nổi hạch ở vùng chẩm, cổ, bẹn, ấn đau. Hạch xuất hiện trước khi phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.

Phát ban: Ban lúc đầu xuất hiện ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi. Đặc điểm của ban là màu hồng hoặc hơi đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 1-2mm, ngứa, thường kéo dài khoảng 3 ngày sau đó biến mất để lại nốt thâm trên da.

Có thể đau khớp, viêm kết mạc.

Tuy nhiên có khoảng 50% trường hợp không có những biểu hiện lâm sàng điển hình khiến người bệnh nhầm tưởng triệu chứng bệnh Rubella với các bệnh khác.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, thai chết lưu. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải virus đến một năm sau khi sinh.

Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Để nâng cao sức đề kháng, cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, nên đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine sởi - rubella, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh.

Biện pháp đề phòng bệnh Rubella

Cách phòng bệnh đặc hiệu là tiêm vắc xin Rubella đơn giá hoặc phối hợp vắc xin Sởi- Rubella đầy đủ và đúng lịch cho trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi; phụ nữ nên tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng, khi đã mang thai thì không nên tiêm.

Không tiếp xúc gần với người nghi mắc bệnh Rubella. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng.

Đối với nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi mắc bệnh Rubella cần được cách ly và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo VietnamDaily
Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật

Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật

Nguyên nhân trong ổ bụng bệnh nhân có nhiều dị vật là do người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica, hay còn gọi là hội chứng thích ăn các đồ vật không phải thức ăn.
back to top