Bộ tứ bảo vật phải chiêm ngưỡng khi đặt chân đến Cố đô Huế

Cố đô Huế là nơi lưu giữ nhiều cổ vật gắn với sự hình thành và phát triển của nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trong số đó, có bốn cổ vật mang tầm quan trọng đặc biệt.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue
1. Nằm ở trung tâm Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn. Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ chiếc ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-2
Bảo vật quốc gia này được làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo. Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai vàng có bửu tán gồm ba lớp, dên dưới ngai là ba tầng bệ, đều làm bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-3
Ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của Cố đô Huế cũng như cả đất nước. Điều kỳ lạ là sau những biến cố lịch sử đó, vị trí của ngai vàng vẫn không bị lay chuyển.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-4
2. Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh đúc năm 1835 và khánh thành năm 1837, được đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, ứng với án thờ của các vua nhà Nguyễn trong Thế Miếu ở Hoàng thành Huế.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-5
Cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Để đúc Cửu Đỉnh, những người nghệ nhân tài hoa nhất của nước Việt thời đó đã được quy tụ.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-6
Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Các bức chạm này tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-7
3. Cửu vị thần công là 9 khẩu thần công vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Nguyên liệu dùng để đúc súng là các binh khí và vật dụng bằng đồng đã được dùng trong chiến tranh. Việc đúc súng được thực hiện trong năm 1803 - 1804.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-8
Tất cả 9 khẩu thần công đều được phong là "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-9
Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-10
4. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ là quả chuông lớn được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710 để cúng dường Tam bảo chùa Thiên Mụ - ngôi đệ nhất cổ tự của xứ Huế.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-11
Chuông cao 188 cm chưa tính quai, đường kính miệng 140cm, đường kính thân 114,6 cm, trọng lượng 1.985,8 kg. Hiện vật được tạo hình cân đối, trên thân được chạm trổ họa tiết tinh vi, thể hiện sự dung hòa cả ba luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo.
Bo tu bao vat phai chiem nguong khi dat chan den Co do Hue-Hinh-12
Đại hồng chung chùa Thiên Mụ thực sự là một tác phẩm mỹ thuật điêu khắc, hội họa và kỹ nghệ đúc đồng đặc sắc thời chúa Nguyễn, được đánh giá là quả chuông cổ đẹp và tinh xảo bậc nhất Việt Nam.


Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Theo Đời sống
back to top