<div> <div> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/06/02/xuanlich(1).jpg" /> <figcaption>Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Xuân Vịnh/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Đây cũng chính là nội dung của bài phát biểu với chủ đề “Giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình, với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng” được Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch trình bày tại phiên toàn thể thứ 5, Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore.</p> <p>Tham dự phiên này có Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynold.</p> <p>Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh khu vực đang phải đối mặt với những thách thức an ninh, những vấn đề phức tạp, trong đó có sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, nhất là các nước lớn. Bên cạnh đó, châu Á - Thái Bình Dương có vị trí địa - chiến lược ngày càng cao, sức hút ngày càng tăng thì sự cạnh tranh lợi ích chiến lược ngày càng quyết liệt hơn. Cạnh tranh diễn ra phức tạp với tầm mức cao hơn, cả toàn cầu và khu vực; mở rộng trên nhiều lĩnh vực, cả chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, tài nguyên, môi trường, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, không gian mạng; liên quan đến cả an ninh truyền thống và phi truyền thống.</p> <p>Theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng; sự khác biệt về lợi ích chiến lược; sự không nhất quán giữa lời nói và hành động; còn hành xử theo lối chính trị cường quyền, áp đặt, theo đuổi lợi ích vị kỷ, không thừa nhận và tôn trọng lợi ích chính đáng hợp pháp của các nước khác, cũng như lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế... Chính điều này làm tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra xung đột và trong bối cảnh toàn cầu hóa, liên kết ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, nếu xung đột xảy ra sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia trực tiếp liên quan mà còn tác động đến cả khu vực và thế giới.</p> <p>Để giải quyết các thách thức này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng việc ứng xử và hành động của các nước lớn có vai trò rất quan trọng. Các nước lớn cần gánh vác trách nhiệm cao hơn trong các nỗ lực chung của khu vực, hành xử gương mẫu trong quan hệ quốc tế. Việc các bên liên quan ngồi lại với nhau, đối thoại để cùng tìm giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng là hành động tích cực, cần được ủng hộ, cổ vũ.</p> <p>Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định Việt Nam luôn chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước; tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực và thế giới với định hướng "giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình, với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng".</p> </div> <div> <p>Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết đây là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao..., tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Song nếu các quốc gia cùng tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và thiện chí, thì Biển Đông sẽ trở thành vùng biển hòa bình hợp tác và phát triển.</p> <p>Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao những tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) đồng thời nhấn mạnh việc sớm xây dựng một COC thực chất, ràng buộc, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trong tiến trình này, Việt Nam mong muốn các bên liên quan tăng cường đối thoại, tham vấn, cùng nhau quản lý rủi ro và ngăn ngừa xung đột. Việt Nam đã, đang và sẽ hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan, kiên trì thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.</p> <p>Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng cho hay hiện các cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả do ASEAN dẫn dắt như: Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Biển ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng... và các cơ chế khác như Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh, Hội nghị An ninh quốc tế Moskva..., góp phần quan trọng kiểm soát bất ổn, cạnh tranh và ngăn ngừa xung đột.</p> </div> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nêu quan điểm giải quyết tranh chấp trong hòa bình và đối thoại
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ngày 2/6 cho biết, để giải quyết các tranh chấp hiện nay, các quốc gia cần đề cao không khí hòa bình, với tinh thần đối tác và vì trách nhiệm với cộng đồng.
ĐBQH đề nghị làm rõ số dư quỹ BHXH 1,3 triệu tỷ đồng
Lan toả tinh thần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Đặc nhiệm Nga đánh tan nguồn tiếp tế, quân Ukraine nguy khốn
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Nguyễn Văn Lâm và Bùi Văn Chính đã dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của pháp luật về đất đai trong giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.