Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục giảm thuế VAT xuống 8%

Đầu năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15 quy định việc giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

Theo Nghị định 15 trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%. Còn nếu tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu thì được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn.

Tuy nhiên với các nhóm hàng hóa, dịch vụ như viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán,… sẽ không được áp dụng việc giảm thuế này.

Do đó, Bộ Tài chính hướng dẫn về thời điểm lập hóa đơn GTGT như sau:

- Trường hợp cơ sở kinh doanh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, đã lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền trước ngày 1/2/2022 với thuế suất 10% nhưng dịch vụ hoàn thành trong thời gian từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì đối với phần tiền đã lập hóa đơn trước ngày 1/2/2022 không thuộc trường hợp được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT.

Đối với phần tiền còn lại chưa thanh toán, được lập hóa đơn từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì được giảm thuế.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc mức thuế suất 10% trong tháng 1/2022 nhưng đến tháng 2/2022, cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn đối với doanh thu bán phát sinh trong tháng 1/2022 thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm và không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.

- Đối với các hóa đơn đã lập trước ngày 1/2/2022 với thuế suất thuế GTGT 10%, sau ngày 1/2/2022 phát sinh các nội dung sai sót cần điều chỉnh về tiền hàng, thuế GTGT hoặc trả lại hàng thì hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn trả lại hàng được lập với thuế suất thuế GTGT là 10%.

- Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc thù như cung cấp điện, cơ sở kinh doanh được giảm thuế GTGT đối với các hóa đơn lập từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế, các Cục Thuế hướng dẫn người nộp thuế đối chiếu hàng hóa, dịch vụ mà mình sản xuất, kinh doanh với danh mục loại trừ được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 15/2022.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top