Bị mò đốt gây sốt, suy đa tạng

Bị mò đốt gây sốt suy đa tạng cũng như nhiều biến chứng khác là các yếu tố chuyên gia cảnh báo khi vừa qua có

Chỉ từ một vết đốt nhỏ ở cánh tay

Theo đó, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong tình trạng đau bụng, sốt liên tục 39-40 độ, nôn nhiều, nổi ban đỏ rải rác toàn thân, xung huyết kết mạc mắt, phù nề hai mắt, không ăn uống được. Các xét nghiệm sinh hóa phát hiện bệnh nhân có bạch cầu tăng, men gan tăng, albumin giảm.

Sau khi khám xét, các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân có một vết đốt lạ ở vùng cánh tay trái, kèm theo nổi hạch nách trái 1-2cm. Ngoài ra, bệnh nhân đã bị biến chứng viêm phổi và nghi ngờ viêm màng não cấp. Kết quả hội chẩn, bác sĩ đã xác định bệnh nhân bị sốt mò, nguyên nhân là bị con bọ mò cắn.

Bị mò đốt gây sốt suy đa tạng

Bác sĩ điều trị tại đây cho hay, bệnh sốt mò có nhiều biểu hiện giống với các bệnh như nhiễm trùng huyết nên khó phát hiện. Người cao tuổi sức đề kháng yếu khi bị bọ mò cắn dễ biến chứng nguy hại như viêm phổi cấp, suy đa tạng, viêm màng não… Cơ chế bệnh sốt mò là tổn thương hoại tử và viêm tắc mạch máu làm tăng thẩm thấu thành mạch gây thoát huyết tương, phù tổ chức, tràn dịch…

Theo các chuyên gia, bệnh sốt mò hay gọi Scrub typhus do vi khuẩn Ricketsia tsutsugamushi hay R.orientalis gây nên, truyền từ súc vật sang người do côn trùng trung gian là ấu trùng mò. Ấu trùng mò thường đốt máu ở những nơi da mềm mỏng như bẹn, gần hậu môn, nách, rốn, mi mắt… Các khu vực này thường khuất nên người bệnh ít để ý và khó phát hiện.

Bệnh nhân thường bị sốt cấp tính, đau đầu dữ dội và nổi hạch. Ở chỗ bọ mò đốt, lúc đầu xuất hiện một tổn thương là vết loét có đóng vảy trên da rất điển hình, sau đó người bệnh bắt đầu sốt. Tỷ lệ tử vong do bệnh sốt mò khoảng 1-60%, tùy bệnh cảnh.

Dấu hiệu nhận biết do bị mò đốt

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Châu, Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TƯ,mò chủ yếu sống ký sinh ở động vật, chim và rất hiếm khi gặp ở người. Chúng chủ yếu sống ở dưới đất nhưng khi nở trứng thì bò lên cỏ hoặc bụi cây thấp, đám lá mục để đợi vật chủ là người hoặc động vật đi qua để bám lên đốt máu. Ấu trùng mò bám vào da để đốt máu vật chủ trong 1 – 2 tháng, tùy loài. Sau khi hút chúng rơi xuống đất, phát triển thành thiếu trùng vô hại và mò trưởng thành. Hay nói cách khác, cả mò trưởng trưởng thành và thiếu trùng đều không đốt máu động vật và người, chỉ có ấu trùng mò đốt máu ở da.

Dấu hiệu cho thấy bị mò đốt thường là xuất hiện những vết đốt có thể gây ngứa ngáy dữ dội, kích thích và mẩn ngứa ở da. Người ta còn gọi là ngứa ngáy bụi rậm. Ở nơi bị đốt da hơi sưng, đỏ, có vết ở giữa. Khi phát bệnh sốt mò, bệnh nhân có biểu hiện sốt cấp tính, đau đầu dữ dội và nổi hạch. Ở chỗ mò đốt, lúc đầu có một tổn thương gồm một vết loét đóng vảy trên da, sau đó sốt. Tùy thuộc vào các yếu tố mà tỉ lệ tử vong nằm trong khoảng 1-60%.

Để phòng tránh mò đốt, nhất là mùa nắng nóng sau đó mưa như ở miền Bắc này, người dân cần hạn chế lại gần các bụi rậm, nơi ẩm thấp hoặc ở các bãi đất. Điều này không những tránh mò mà còn phòng các loại côn trùng khác. Khi đi du lịch, nếu vào các khu sinh thái nhiều cây cối, cần mặc quần áo kín, bôi các loại chất xua vào chỗ vùng da bị hở, nhất là phần chân và vùng ngang lưng, tay, cổ. Thậm chí để cẩn trọng nên bôi một lớp mỏng hoặc xịt ngoài quần áo để tránh mò bám lên.

Hiền Dung

Theo Đời sống
back to top