Bé 3 tuổi ngã vào nồi nước nóng bỏng khắp cơ thể

Đối với trẻ em, các loại bỏng đều gây nguy cơ tử vong rất cao, do cơ thể của các em còn non nớt, sức đề kháng kém.

Ngày 04/11/2021, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận trường hợp bệnh nhi Lê Duy K. (3 tuổi, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng ngã vào nồi nước nóng. Sau ngã trẻ xuất hiện phồng rộp da, đau rát, quấy khóc, được gia đình chuyển bệnh viện điều trị.

Kết quả khám lâm sàng cho thấy tình trạng bỏng nhiệt độ II, III, diện tích bỏng 50% vùng lưng, mông, đùi và bắp chân 2 bên.

Trẻ được chuyển phòng cấp cứu để xử trí cắt lọc vùng da hoại tử, vảy tiết tại vùng tổn thương, làm sạch diện tích bỏng, băng bỏng, truyền dịch cho trẻ.

Hiện tại sức khỏe của bé tạm ổn, bé được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện.

bong.jpg
Bé 3 tuổi ngã vào nồi nước nóng bỏng khắp cơ thể

BS Nguyễn Thành Công, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết: Đối với trẻ em, các loại bỏng đều gây nguy cơ tử vong rất cao, do cơ thể của các em còn non nớt, sức đề kháng kém. Da của các em rất dễ bị hoại tử dẫn đến nhiễm trùng máu, cho dù các em chỉ bị bỏng nước sôi độ I, độ II, nhưng chỉ cần khoảng 25% cơ thể đã nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ; để các vật dụng dễ gây bỏng (phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa...) ngoài tầm tay trẻ.

Khi nấu ăn, luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong tránh va quệt; không để trẻ nhỏ tự tắm vòi nước nóng lạnh, nếu tắm chậu cho trẻ, cần đổ nước lạnh vào trước và hòa nước nóng sau, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top