Bật mí những thói quen tốt nhất cho vùng kín phụ nữ

Một số thói quen sinh hoạt, trong đó có việc sử dụng đồ lót không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn gia tăng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe vùng kín.

Giặt đồ lót chung với quần áo thông thường dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập. Ảnh: Shutterstock.

Bệnh phụ khoa là nỗi lo chung của hầu hết chị em phụ nữ. Một số thói quen sinh hoạt, trong đó có việc sử dụng đồ lót không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn gia tăng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe vùng kín.

Để bảo vệ vùng nhạy cảm, bạn cần lưu ý những điều sau.

- Chọn đồ lót chất liệu tự nhiên, đặc biệt là cotton

Theo Healthline, cotton là chất liệu tốt nhất cho đồ lót vì tính chất mềm mại, thoáng khí và thấm hút, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men bằng cách hấp thụ độ ẩm dư thừa. Chị em phụ nữ nên tránh dùng các chất liệu tổng hợp như nylon và spandex vì chúng giữ nhiệt và độ ẩm, vô tình tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

- Không mặc đồ lót khi ngủ

Việc không mặc đồ lót khi ngủ sẽ giúp vùng kín thoáng khí, ngăn ngừa tích tụ độ ẩm và giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn. Nếu không quen với cảm giác không mặc đồ lót, bạn có thể mặc quần ngủ rộng rãi để thoải mái hơn.

- Mặc đồ lót thấm hút mồ hôi khi tập thể dục

Khi tập thể dục, chị em nên chọn những loại đồ lót thấm hút mồ hôi và vừa vặn để tránh cọ xát, hấp thụ mồ hôi. Điều này giúp giảm nguy cơ kích ứng.

- Thay đồ lót hàng ngày (hoặc nhiều hơn nếu cần)

Việc mặc đồ lót trong thời gian dài có thể gây nhiễm trùng hoặc mùi khó chịu do độ ẩm kết hợp với vi khuẩn tự nhiên ở khu vực này, theo HuffPost. Nên thay đồ lót ít nhất một lần mỗi ngày để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng và giảm bớt vi khuẩn.

Nếu bạn hoạt động nhiều, dễ đổ mồ hôi, nên thay đồ lót thường xuyên hơn để hạn chế nấm, vi khuẩn tấn công.

- Giặt đồ lót bằng xà phòng dịu nhẹ

Tất cả loại đồ lót đều cần được xử lý nhẹ nhàng hơn so với phần còn lại của tủ đồ. Lý do chính là vì chúng tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm của bạn trong thời gian dài. Phụ nữ cần hạn chế để hóa chất tiếp xúc với vùng kín vì có thể gây kích ứng, ngứa và phản ứng dị ứng.

Sấy khô đồ lót trước khi mặc: Việc sấy khô hoặc ủi đồ lót sau khi giặt có thể giúp giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập trong quá trình giặt giũ, gây ra các bệnh nấm vùng kín, ngứa ngáy. Không trộn đồ lót với quần áo khác khi có người bị ốm: Nếu bạn cùng phòng hoặc thành viên gia đình bạn bị ốm, đừng trộn đồ lót với quần áo của họ. Việc này giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus sang các quần áo khác. Các chuyên gia cũng khuyến nghị giặt đồ trong nước ấm và giặt ngay thay vì để lâu trong giỏ đồ. Giặt đồ lót riêng biệt với đồ bị nhiễm các chất dịch cơ thể khác: Nếu quần áo có dính các chất dịch khác, hãy tập trung làm sạch chúng, đặc biệt là máu, nước tiểu. Cần giữ chúng cách xa đồ lót của bạn nên không lây lan vi khuẩn.

- Phơi đồ lót ở nơi nhiều ánh sáng

Vị trí phơi đồ lót cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ vùng da nhạy cảm. Hãy phơi chúng ở những nơi khô thoáng, nhiều ánh nắng để giúp loại bỏ môi trường trú ẩn của vi khuẩn gây hại. Hạn chế phơi đồ lót ở những nơi gần nhiều cây cối để tránh gây dị ứng do côn trùng bám vào.

- Thường xuyên kiểm tra đồ lót

Theo Health, dịch tiết âm đạo có thể cho bạn biết nhiều điều về sức khỏe vùng kín. Dịch tiết bình thường thường có màu trắng hoặc trong suốt. Lượng dịch tiết ra và độ đặc hay lỏng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tuy nhiên, nếu bạn kiểm tra đồ lót và thấy các dấu hiệu sau, hãy đến gặp bác sĩ:

Dịch tiết có lẫn máu Dịch màu nâu Dịch sủi bọt hoặc có màu xanh vàng Dịch màu xám

Những dấu hiệu này có thể liên quan đến các bệnh nhiễm trùng như nấm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

*Tiêu đề bài viết được BTV đặt lại!

Theo Đời sống
Nhiều trẻ mắc bệnh lý nam khoa do béo phì

Nhiều trẻ mắc bệnh lý nam khoa do béo phì

Gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng đáng kể số lượng trẻ em đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là tình trạng vùi dương vật và tinh hoàn nhỏ.
back to top