“Bật mí” 5 cách bảo quản gạo được lâu, không bị mối mọt

Nếu không bảo quản cẩn thận, đúng cách thì gạo chính là "miếng mồi béo bở" cho mối mọt, làm giảm chất lượng của gạo. Chính vì thế, bạn nên biết một số cách bảo quản gạo hiệu quả ngay sau đây.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên nhân khiến gạo xuất hiện mối, mọt

Tình trạng mọt gạo xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến như:

Gạo để nơi ẩm ướt, không thoáng khí

Gạo không được bảo quản đúng cách

Gạo để quá lâu

Gạo bị nhiễm bệnh, bị bẩn

Những nguyên nhân trên tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của mọt. Sự hiện diện của chúng được xác định thông qua các dấu hiệu như các lỗ tròn trên hạt gạo và độ ẩm tăng lên khiến hạt có thể bị ẩm ướt.

Cách bảo quản gạo không bị mối mọt an toàn mà hiệu quả

Bảo quản gạo trong hộp đựng hoặc túi kín

Hãy cho gạo vào các hộp kín, đóng nắp chặt và đặt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Bảo quản theo cách này sẽ giúp gạo giữ được lâu mà không lo mối mọt.

Bảo quản gạo bằng tỏi

Đầu tiên cho gạo vào hộp nhựa hoặc thùng to có nắp, sau đó đặt vài tép tỏi bóc vỏ vào phía trong thùng gạo. Tỏi có tính diệt côn trùng và diệt khuẩn rất mạnh và có thể tiêu diệt mối mọt cực kỳ hiệu quả.

Sử dụng muối

Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, vị mặn của muối sẽ làm mối mọt một bỏ đi. Lưu ý chỉ nên rắc lượng muối vừa phải bởi vì muối sẽ làm gạo trở nên mặn và có khả năng bị ẩm trở lại.

Bảo quản gạo trong tủ lạnh

Nhiệt độ tủ lạnh là điều kiện lí tưởng để bảo quản gạo. Hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4-5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo. Quá trình này sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển.

Chọn nơi để thùng gạo thích hợp

Gạo là loại thực phẩm hút ẩm cao nên cần bảo quản ở nơi thật thoáng mát, khô ráo. Tuyệt đối không để gạo ở những nơi ẩm ướt hoặc có tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời chiếu vào. Độ ẩm có thể làm cho gạo bị mốc, ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

Cách xử lý gạo khi bị mối mọt, sâu hại

Khi gạo lỡ bị mối mọt, bạn cần hạn chế đem gạo ra phơi nắng vì mối mọt, sâu hại rất sợ ánh sáng, khi đem gạo ra phơi nắng, mối mọt sẽ chui trú ẩn vào sâu bên trong gạo.

Chưa kể khi đem gạo ra phơi nắng, gạo sẽ dễ bị khô mất nước, giòn và dễ vỡ, khi nấu lên ăn sẽ mất vị ngon ngọt tự nhiên vốn có. Khi gạo bị mối mọt, sâu hại cách tốt nhất là nên sàng lọc, những con mọt theo đó rơi xuống, lúc này ta đã có gạo sạch. Sau đó đem gạo đi phơi ở những chỗ râm mát và thoáng gió để các con mối mọt, sâu hại còn lại tự rời đi.

Ngoài ra, có thể dùng ớt đuổi mọt gạo: Bạn chỉ cần cho vài quả ớt đã tách bỏ hạt vào thùng gạo, mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

Sau khi mọt đã ra khỏi gạo, hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh trong 4-5 ngày để ấu trùng mọt gạo không thể nở thành con.

Dùng muối đuổi mọt gạo: Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, mọt nuốt phải muối mặn sẽ sợ và cũng bỏ đi luôn. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn và còn làm cho gạo dễ bị ẩm.

Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo: Trước tiên, bạn trải gạo đã có mọt xuất hiện ra một mặt phẳng, rồi bật máy sấy lên hong gạo cho nóng. Sức nóng từ máy sấy tóc sẽ tác động khiến mọt sẽ bò lên mặt, lúc này bạn chỉ cần gom lại và xử lý.

Theo Đời sống
back to top