Dễ bất tỉnh và đe dọa tính mạng
Hầu hết mọi người, vào thời điểm nào đó trong đời sẽ trải qua giai đoạn tim đập bất thường. Tình trạng tim đập bất thường hay rối loạn nhịp tim là vô hại và có thể xảy ra ở người có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, một vài dạng tim đập bất thường có thể được coi là nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người.
Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung một số bệnh trạng do nhịp tim bị rối loạn bất bình thường. Tùy theo nhẹ hay nặng, những bệnh này có thể chỉ gây chóng mặt, đánh trống ngực nhưng cũng có thể làm làm bất tỉnh hay chết người. Nhịp đập bất thường có thể là quá nhanh hoặc quá chậm, nó có thể vẫn đập đều hoặc không đều và loạn nhịp. Trong khi tình trạng rối loạn nhịp tim có thể xảy ra và thường xuyên xảy ra ở người bình thường khỏe mạnh thì sự tồn tại của những tình trạng khác về tim cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện rối loạn nhịp tim.
Ngay cả khi tim không yếu lắm những người không vận động thường xuyên, chỉ cần vận động quá mạnh thì triệu chứng tim đập nhanh và hen suyễn sẽ trở nên nặng hơn. Ngoài ra, khi có cảm giác bất an, sợ hãi hoặc áp lực nặng nề, tim thường đập nhanh hoặc như sắp ngừng thở. Đây là triệu chứng thần kinh về tim do nguyên nhân tâm lý. Chứng đau khớp vai đơn thuần, ăn uống quá độ cũng dẫn đến tình trạng nhịp tim không đều, tim đập nhanh.
Tim đập nhanh do thần kinh hiệu quả nhất là kích thích huyệt
|
||
Có người không làm việc gì vận động nặng nhọc mà cảm thấy tim đập nhanh, trong lòng bất an, một lúc sau, dần dần cảm thấy mạch nhanh, tim như có ai bóp đau nhói, thậm chí sinh lạnh, ra mồ hôi trộm, hụt hơi, thở gấp. Đó là triệu chứng tim đập nhanh, hụt hơi do thần kinh gây ra. Nếu nhẹ thì có cảm giác nôn nao bất an, có tính liên tục lâu dài. Cho nên, bệnh tim đập nhanh, hụt hơi, phần lớn có liên quan đến thần kinh.
Điều trị chứng tim đập nhanh, hụt hơi do thần kinh, có hiệu quả nhất là kích thích vùng và huyệt điểm của Tâm kinh, Tâm bào kinh có liên quan với tim. Thường xuyên lâu dài bấm ấn nhẹ vào “Tâm bào khu” (giữa lòng bàn tay) không những có thể loại trừ bất an, giận dữ, nóng vội, mà còn có thể làm cho tim bớt đập nhanh và bớt hụt hơi. Cần chú ý là phải chịu khó kích thích từ từ, không thể kích thích mạnh, nếu không sẽ tăng thêm bất an và nôn nao trong tim.
Ngoài “Tâm bào khu” ra, kích thích các huyệt Trung xung, Thiếu xung, Thần môn cũng rất có hiệu quả đối với tim đập nhanh và hụt hơi.
Xác định vị trí các huyệt |
Huyệt Nội quan lấy ngón cái ấn vào huyệt, các ngón khác để ở mặt sau để đỡ, sau đó day ấn huyệt. Nếu vẫn thấy tim đập nhanh, lấy đầu tăm kích thích huyệt, hoặc dùng điếu ngải cứu khoảng 7 lần. Các huyệt Thần môn, Trung xung, Thiếu xung... lấy tay ấn mạnh, nếu dùng điếu ngải cứu hoặc tăm kích thích sẽ có hiệu quả hơn.
Bấm phản xạ trị cả hen suyễn
Khi thấy tim đập nhanh, hen suyễn, kích thích kỹ khu Phản xạ tim trên bàn tay trái, khu phản xạ Tùng thái dương trên hai bàn tay và khu phản xạ Mắt (tim) trên ngón giữa. Đặc biệt là khu phản xạ Tim, sau khi dùng bụng ngón tay ấn mạnh lên huyệt, nếu thấy đau thì có nghĩa là tim suy yếu, vì vậy, cần xoa bóp, kích thích hàng ngày.
|
Cách kích thích ở ngón giữa là kẹp ngón tay lại để xoa bóp hay chà xát đều được.
Người bị yếu tim cũng có thể đeo nhẫn bạch kim ở ngón giữa. Chất ion âm phát ra trên chất bạch kim đó có ảnh hưởng tốt cho cơ thể. Hiện nay kết quả nghiên cứu này đã được khẳng định và phổ biến. Nếu không đeo nhẫn cũng có thể dùng dây vải mềm, lúc buộc chặt, lúc nới lỏng, lặp lại cách này nhiều lần sẽ có tác dụng.
Nếu do nguyên nhân đau khớp vai hoặc ăn uống quá mức dẫn đến nhịp tim không đều hoặc tim đập nhanh thì không thuộc trường hợp trên.
Thảo dược trị rối loạn nhịp tim:
Bài 1: Bố chính sâm 20g; củ mài, rau má, long nhãn, hạt sen, hà thủ ô, quả dâu chín mỗi vị 12g; táo nhân 8g; bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ mỗi vị 12g; táo nhân, long nhãn, đương quy, viễn chí, phục linh, đại táo mỗi vị 8g; mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
LY Hoàng Duy Tân (Nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)