Bác sĩ mách cách dùng tỏi chữa yếu sinh lý, tim mạch, huyết áp…

Tỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh: Tim mạch, ung thư, xương khớp, đặc biệt là tình trạng yếu sinh lý, ít tinh trùng của “quý ông”.

ThS.BS Hà Hải Nam cho biết, tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho…

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,... Ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ Allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích Allicin hình thành Allicin.

Bác sĩ mách cách dùng tỏi chữa yếu sinh lý, tim mạch, huyết áp… - Ảnh minh họa

Bác sĩ mách cách dùng tỏi chữa yếu sinh lý, tim mạch, huyết áp… - Ảnh minh họa

Sau khi tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, thói quen ăn tỏi sống mang lại nhiều lợi ích đối với nam giới. Cụ thể:

Ăn tỏi giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương, yếu sinh lý. Theo các nhà khoa học, sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase cần cho sự cương cứng. Những hợp chất có trong tỏi giúp sản sinh ra loại men này.

Ăn tỏi chỉ cần 1 – 2 nhánh mỗi ngày liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch.

Chất Creatinine và Allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp, giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực cho nam giới. Do đó, hãy ăn tỏi mỗi ngày.

Các “quý ông” có thể ăn tỏi sống hoặc tỏi đã nấu chín, tuy nhiên, nếu ăn tỏi sống thì nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn.

Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin.

Ngoài ra, có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi. Sau khi ăn tỏi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.

Tuy nhiên, không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Tỏi giúp làm giảm ½ nguy cơ đau tim và đột quỵ, do có tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch (do làm giảm Cholesterol xấu và tăng lượng Cholesterol tốt), hạ Triglycerid, ức chế tích tụ tiểu cầu gây đông máu. Theo các nghiên cứu, tỏi có thể giảm 38% nguy cơ mắc bệnh tim, giảm hơn 50% nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Có đến gần 25% người trưởng thành có Cao huyết áp. Tỏi còn có tác dụng giảm huyết áp do giảm độ nhớt của máu, lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng giãn cơ, giãn mạch máu, từ đó dẫn tới giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ áp.

Theo Đời sống
back to top