Đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình; tác dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thường dùng trị thủy thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày – ruột, tả, lỵ. Liều dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc.
Dân gian thường dùng đậu đỏ giã nát đắp hoặc tán bột trộn giấm đắp, không kể liều lượng.
Chữa bệnh lậu đái buốt ra máu: Ðậu đỏ 30g, sao qua tán nhỏ, chia uống mỗi lần 7 – 8g, với 1 củ hành nướng qua, nghiền với rượu.
Chữa trẻ chậm biết nói 5 tuổi mà chưa nói được: Ðậu đỏ, tán nhỏ hoà với rượu bôi vào dưới lưỡi hằng ngày.
Chữa đơn độc, mụn nhọt mới phát, sưng nóng đỏ đau: Bột đậu đỏ với nước đắp, thay hằng ngày.
Chữa phù thũng, da căng, táo bón, khát nước: Ðậu đỏ 30g, cỏ may (cả rễ) 30g, cà gai (cả quả chín đỏ to bằng hạt ngô) 30g, dây bòng bong 30g; các vị cắt nhỏ sao qua; đổ nước ngập thuốc, sắc lấy 250ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
BS Nguyễn Lệ Quyên
(Khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa Hà Giang)