Ăn uống dưỡng sinh mùa thu

(Khoahocdoisong.vn) - Tiết thu, dương khí dần dần thu liễm bế tàng, âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, là giai đoạn quá độ của "dương tiêu âm trưởng".

<p>Tiết thu, dương kh&iacute; dần dần thu liễm bế t&agrave;ng, &acirc;m kh&iacute; từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ n&oacute;ng sang lạnh, l&agrave; giai đoạn qu&aacute; độ của &quot;dương ti&ecirc;u &acirc;m trưởng&quot;. L&uacute;c n&agrave;y, mưa &iacute;t gi&oacute; nhiều, độ ẩm trong kh&ocirc;ng kh&iacute; giảm đi, &quot;t&aacute;o&quot; với đặc t&iacute;nh kh&ocirc; hanh l&agrave; chủ kh&iacute;.</p> <p>Do đ&oacute;, ăn uống v&agrave;o m&ugrave;a thu trước hết cần phải tu&acirc;n thủ nguy&ecirc;n tắc &quot;thu đ&ocirc;ng dưỡng &acirc;m&quot;, &quot;ph&ograve;ng t&aacute;o giữ &acirc;m, tư thận nhuận phế&quot;, nghĩa l&agrave; n&ecirc;n bổ sung đầy đủ t&acirc;n dịch v&agrave; trọng dụng những thực phẩm c&oacute; c&ocirc;ng dụng dưỡng &acirc;m nhuận t&aacute;o. Dưới đ&acirc;y, xin giới thiệu ph&eacute;p ăn uống dưỡng sinh m&ugrave;a thu để bạn đọc tham khảo:</p> <p><em>Đầu thu &ocirc;n t&aacute;o</em> n&ecirc;n chọn những thứ c&oacute; t&iacute;nh m&aacute;t để thanh nhiệt dưỡng &acirc;m, sinh t&acirc;n dịch như củ cải, gi&aacute; đỗ, củ đậu, ng&oacute; sen, khoai sọ, khoai m&ocirc;n, củ từ, m&iacute;a, l&ecirc;, t&aacute;o, hồng xi&ecirc;m, nho, trứng vịt, thịt thỏ, tiểu mạch, b&aacute;ch hợp, tr&agrave; mạch m&ocirc;n...</p> <p><em>Cuối thu lương t&aacute;o</em> n&ecirc;n chọn d&ugrave;ng những thực phẩm c&oacute; t&iacute;nh b&igrave;nh h&ograve;a để tư &acirc;m dưỡng huyết nhuận t&aacute;o như củ m&agrave;i, vừng, mộc nhĩ trắng (ng&acirc;n nhĩ), thịt r&ugrave;a, thịt ba ba, s&ograve;, g&agrave; &aacute;c, tổ yến, sữa b&ograve;, mật ong, nước d&acirc;u, kỷ tử, h&agrave; thủ &ocirc;...</p> <p><em>Để bồi bổ t&acirc;n dịch,</em> s&aacute;ch Y học nhập m&ocirc;n khuy&ecirc;n n&ecirc;n trọng dụng c&aacute;c loại ch&aacute;o như ch&aacute;o b&aacute;ch hợp hạt sen, ch&aacute;o hồng t&aacute;o gạo nếp, ch&aacute;o đường ph&egrave;n, ch&aacute;o sa s&acirc;m, ch&aacute;o ho&agrave;ng tinh... với phương thức &quot;s&aacute;ng sớm d&ugrave;ng ch&aacute;o c&oacute; t&aacute;c dụng tốt cho qu&aacute; tr&igrave;nh trao đổi chất, lợi cho dạ d&agrave;y, sinh t&acirc;n dịch...&quot;. Theo cổ nh&acirc;n, ăn ch&aacute;o v&agrave;o m&ugrave;a thu rất c&oacute; &iacute;ch cho sức khỏe, nhất l&agrave; v&agrave;o tiết đầu thu khi kh&iacute; trời vẫn c&ograve;n n&oacute;ng ẩm dễ g&acirc;y ra c&aacute;c bệnh l&yacute; đường ti&ecirc;u h&oacute;a.</p> <p><em>Để tư thận, nhuận phế</em>, theo học thuyết Ngũ h&agrave;nh, vị chua v&agrave;o can, vị cay v&agrave;o phế. Phế thuộc kim, can thuộc mộc. M&ugrave;a thu, vạn vật thu v&agrave;o, kh&iacute; kim ở phế vượng thịnh. Nếu ăn uống nhiều đồ c&oacute; vị cay th&igrave; sẽ trợ gi&uacute;p cho phế kh&iacute; khiến phế kh&iacute; c&agrave;ng thịnh, phế kim khắc can mộc th&aacute;i qu&aacute; dẫn đến c&ocirc;ng năng của tạng can bị rối loạn.</p> <p>V&igrave; vậy, cổ nh&acirc;n khuy&ecirc;n về m&ugrave;a thu n&ecirc;n ăn uống &quot;thiểu t&acirc;n tăng toan&quot; (&iacute;t cay nhiều chua, cần trọng dụng nhiều thực phẩm c&oacute; vị chua nhằm tăng cường chức năng của can v&agrave; ph&ograve;ng ngừa phế kh&iacute; qu&aacute; thịnh l&agrave;m hại đến can v&agrave; d&ugrave;ng &iacute;t thực phẩm c&oacute; vị cay như h&agrave;nh, gừng, tỏi, ớt, hạt ti&ecirc;u.</p> <p>Th&ecirc;m nữa, m&ugrave;a thu l&agrave; giai đoạn qu&aacute; độ từ n&oacute;ng chuyển sang lạnh, v&igrave; vậy, kh&ocirc;ng n&ecirc;n ăn qu&aacute; nhiều đồ sống lạnh hoặc bổ b&eacute;o kh&oacute; ti&ecirc;u dễ g&acirc;y thương tổn tỳ v&agrave; vị.</p> <p>Cuối c&ugrave;ng, m&ugrave;a thu, ăn uống bồi bổ n&ecirc;n điều h&ograve;a (b&igrave;nh bổ) v&igrave; thời tiết m&aacute;t mẻ, &acirc;m dương tương đối c&acirc;n bằng, đồ ăn thức uống kh&ocirc;ng n&ecirc;n qu&aacute; n&oacute;ng v&agrave; qu&aacute; lạnh. V&iacute; như về m&ugrave;a hạ, c&aacute;c loại dưa như dưa hấu, dưa chuột, dưa gang... l&agrave; thực phẩm thượng hạng v&igrave; c&oacute; t&aacute;c dụng thanh nhiệt ti&ecirc;u thử mạnh, nhưng sau tiết lập thu th&igrave; bất luận loại dưa n&agrave;o d&ugrave; ngon đến mấy cũng kh&ocirc;ng n&ecirc;n ăn nhiều v&igrave; dễ l&agrave;m cho dương kh&iacute; của tỳ vị hư hao. S&aacute;ch thuốc cổ đ&atilde; viết: &quot;Thu qua hoại đỗ&quot; (m&ugrave;a thu ăn dưa th&igrave; c&oacute; hại cho đường ti&ecirc;u h&oacute;a).</p> <p>M&ugrave;a hạ đ&atilde; qua, m&ugrave;a thu đ&atilde; tới, nhắc lại một v&agrave;i quan niệm về ăn uống trong m&ugrave;a thu của cổ nh&acirc;n những mong ch&uacute;ng ta hiểu th&ecirc;m đ&ocirc;i n&eacute;t đặc sắc trong khoa học v&agrave; nghệ thuật ẩm thực phương Đ&ocirc;ng xa xưa.</p> <p>Vẫn biết rằng trong thời buổi c&ocirc;ng nghiệp hiện nay, khi hội nhập v&agrave; h&ograve;a đồng đang l&agrave; xu thế của thời đại, nhiều nếp cũ kh&ocirc;ng c&ograve;n giữ nữa, người ta c&oacute; thể ăn dưa hấu quanh năm, thịt ch&oacute;, thịt d&ecirc; v&agrave; c&aacute;c loại rượu mạnh được ti&ecirc;u thụ bốn m&ugrave;a, đồ ăn &Acirc;u Mỹ kh&ocirc;ng c&ograve;n l&agrave; của hiếm... nhưng ngẫm cho kỹ, con người ta đ&acirc;u c&oacute; dễ g&igrave; tho&aacute;t khỏi sự chi phối của quy luật tạo h&oacute;a, bởi vậy, dưỡng sinh ăn uống theo m&ugrave;a xem ra vẫn l&agrave; điều khiến ch&uacute;ng ta phải lưu t&acirc;m nghi&ecirc;n cứu.</p> <div> <p>BS.<strong> Xu&acirc;n Mai</strong></p> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
back to top