Ăn nho cả vỏ và hạt

(khoahocdoisong.vn) - Theo dược tính hiện đại, trong 100g thịt trái nho cho 71 calo, 12g đường (glucose và levulose), 11mg vitamin C và nhiều vitamin nhóm B, các chất khoáng có lợi cho sức khoẻ.

Hỏi: Tôi có bệnh huyết áp, tim mạch nên không thích uống rượu, kể cả rượu vang nho. Tuy vậy tôi thích ăn nho, tôi nghe nói ăn nho tốt cho bệnh huyết áp, tim mạch, không biết có đúng không? Khi ăn nho tôi hay bỏ vỏ thì có mất tác dụng chữa bệnh không?

Trần Mạnh Tuấn (Thái Nguyên)

BS. Nguyễn Phan Trúc Nguyên, Vũng Tàu cho biết, rượu vang nho chứa nhiều chất chống oxy hóa gọi chung là polyphenol. Các polyphenol có hoạt tính sinh học cao, chống lại các gốc tự do, bảo vệ nội mạc bên trong động mạch, sản xuất oxit nitric làm giãn mạch máu não, từ đó cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ tim mạch. Mỗi ngày uống một ly vang nho (100ml) giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch. Khi không thích uống rượu có thể ăn nho. Theo dược tính hiện đại, trong 100g thịt trái nho cho 71 calo, 12g đường (glucose và levulose), 11mg vitamin C và nhiều vitamin nhóm B, các chất khoáng có lợi cho sức khoẻ. Đường trong trái nho không sinh nóng nhiệt, dễ hấp thụ. Vì nho giàu polyphenol, một chất có tác dụng ngăn ngừa kết vón tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông nên ăn nho thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp. Khi ăn nho không nên bỏ vỏ vì vỏ quả chứa nhiều chất kháng khuẩn, có khả năng chống oxy hoá mạnh gấp 7 lần vitamin E, hạt nho có tác dụng giảm cholesterol. Đã ăn nho nên mua ở những nơi tin cậy và ăn cả vỏ lẫn hạt.

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top