Ăn gì khi bị viêm thanh quản?

(khoahocdoisong.vn) - Viêm thanh quản ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống. Nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi và tránh các thực phẩm khiến bệnh nặng hơn.

Uống nhiều nước để thải độc tố

Viêm thanh quản thường do một số nguyên nhân như lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nói chuyện, la hét hoặc ca hát quá nhiều, bệnh trào ngược dạ dày... hoặc do bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. Người bệnh thường có một số biểu hiện gồm: Đau họng, nuốt đau, cảm giác đầy trong cổ, họng, khản tiếng, hoặc mất tiếng.

Trường hợp viêm thanh quản do nhiễm trùng có thể kèm theo sưng hạch bạch huyết. Khi bị viêm thanh quản, nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thường xuyên súc miệng, khoảng 2 giờ/1 lần bằng nước muối ấm hoặc nước trà xanh có pha muối ấm để sát khuẩn và tạo độ ẩm, giúp họng bớt khô, khó chịu.

Khi tắm có thể mở vòi hoa sen cho nước nóng tỏa ra khắp phòng, hít hơi nóng khoảng 5 phút có tác dụng giảm đau do viêm thanh quản.

Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp lượng vitamin cần thiết. Ngoài ra, các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở.

Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là tốt cho bệnh nhân viêm thanh quản được bác sĩ khuyên dùng: Dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt. Nếu có hiện tượng đau khó nuốt có thể nấu nhừ (đối với rau) và xay sinh tố (với hoa quả).

Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mỳ, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.

Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân viêm thanh quản nên sử dụng nhiều các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên, cần chú ý các sản phẩm sữa đó phải có hàm lượng chất béo thấp). Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với bệnh viêm thanh quản.

Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Những người bị viêm thanh quản thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng.

Hạn chế ăn muối và đường

Nên hạn chế tối đa các món rán, xào, món ăn nhiều dầu mỡ vì các thực phẩm này chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nguyên nhân gia tăng tình trạng viêm thanh quản.

Hạn chế ăn mặn bởi thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng tích lũy chất lỏng trong cơ thể, có thể làm tăng tình trạng viêm thanh quản.

Nên giảm lượng đường tinh luyện bởi thừa đường sẽ làm gia tăng hiện tượng khó thở.

Nên hạn chế các thực phẩm dễ gây kích thích niêm mạc gây ho như ớt, hạt tiêu, các loại hoa quả chua, chát như táo chua, mận...

Đặc biệt, không nên uống rượu, đồ uống có ga, sử dụng các loại chất kích thích và hút thuốc lá khi bị viêm thanh quản.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn (Hội Đông y Hải Phòng)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top