Ai chịu trách nhiệm sau loạt sai phạm tại CCN Phú Lâm?

Sau khi 9 doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Phú Lâm (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) bị phạt và đình chỉ hoạt động, mới đây, một doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp này bị xử lý hình sự.

Ngày 27/3/2024, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an (C05) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây ô nhiễm môi trường” xảy ra tại Công ty TNHH xây dựng sản xuất và thương mại Phú Lâm, tại Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm và khu VAC Đông Phù (thôn Đông Phù, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại CCN Phú Lâm tồn tại từ lâu, chưa được xử lý dứt điểm, nay lại khiến người dân bức xúc.

Xử lý hình sự doanh nghiệp “đứng đầu” CCN

Ngày 16/1/2024, lực lượng cảnh sát của C05 do Thượng tá Võ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, bắt quả tang nhân công của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất và Thương mại Phú Lâm (Công ty Phú Lâm) đổ trộm chất thải rắn.

Khu đổ thải có tổng diện tích khoảng 2.400 m2, trong đó phần đất bị đổ thải khoảng 969 m2. Khu đất này được Công ty Phú Lâm sử dụng để đổ các loại chất thải từ khoảng ngày 15/10/2023 đến nay.

Khu vực đổ thải của Công ty Phú Lâm.

Khu vực đổ thải của Công ty Phú Lâm.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng phát hiện địa điểm đổ thải thứ hai là tại khu ao thuộc đất của khu VAC Đông Phù, số 109 tờ bản đồ 22, thuộc quyền sở hữu của ông Lưu Quang Lợi, được ông Ngô Xuân Lợi thuê lại với thời hạn 10 năm.

Theo quan sát, diện tích ao khoảng hơn 2.000 m2, nhưng đã bị san lấp hết 2/3, với độ sâu khoảng 2-3m. Lực lượng chức năng đào hố để lấy mẫu, có những khu vực sâu gần 4 m. Chất bùn được lấy lên làm kiểm nghiệm có màu đen, bốc mùi hôi nồng nặc, rất dễ gây mệt mỏi khi tiếp xúc lâu.

Một số người dân sinh sống gần CCN Phú Lâm cho hay, Công ty Phú Lâm có thể được coi là “đầu tàu” của cả cụm công nghiệp.

Khu đất VAC thuộc quyền sở hữu của ông Lưu Quang Lợi, được ông Ngô Xuân Lợi thuê lại để đổ chất thải.

Khu đất VAC thuộc quyền sở hữu của ông Lưu Quang Lợi, được ông Ngô Xuân Lợi thuê lại để đổ chất thải.

Đoàn giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào cuộc

Nhận phản ánh của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường, PV Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức Cuộc sống/Khoa học và Đời sống nhiều lần khảo sát thực tế tại CCN Phú Lâm từ cuối tháng 12/2023 đến tháng 3/2024.

Theo quan sát của PV, CCN Phú Lâm khá sạch sẽ và gọn gàng, có phần trái ngược với hình ảnh nước cống đen ngòm, sủi bọt và bốc mùi hôi thối như cách đây khoảng 2 năm. Thế nhưng, bà L.T.H. (đề nghị giấu tên), nhân công của một số doanh nghiệp tại CCN Phú Lâm, đồng thời là người dân sinh sống tại địa phương, cho hay, đó chỉ là hình ảnh sạch sẽ, “bề nổi” của tảng băng chìm.

Người dân cho rằng nước thải từ CCN Phú Lâm làm chết lúa, gây thiệt hại kinh tế cho nông dân.

Người dân cho rằng nước thải từ CCN Phú Lâm làm chết lúa, gây thiệt hại kinh tế cho nông dân.

Cụ thể, CCN Phú Lâm được “làm sạch đẹp” từ tháng 8/2023, sau khi có Đoàn giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về làm việc. Cũng trong thời gian này, người dân phản ánh thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường tại CCN với cơ quan chức năng, trong đó có cả hai khu vực mà Công ty Phú Lâm đổ thải. Đoàn công tác lập biên bản ghi nhận từ tháng 8/2023, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để cơ quan chức năng tiếp tục làm việc.

Từ hoạt động của Đoàn giám sát, ngày 5/2/2024, ông Lê Vũ Tuấn Anh, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động tại CCN Phú Lâm. Trong đó, 9 doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động 4,5 tháng, do không có giấy phép môi trường.

Thế nhưng, thực tế ghi nhận thì phải đến ngày 29/2/2024, sau khi có phản ánh của PV về việc các doanh nghiệp bị đình chỉ vẫn tiếp tục hoạt động, UBND xã Phú Lâm mới có “động thái” thực sự, yêu cầu doanh nghiệp bị đình chỉ phải ngừng hoạt động.

Hiện trường đổ thải bị xâm lấn, ai chịu trách nhiệm?

Cùng thời điểm phát hiện bãi đổ thải của Công ty Phú Lâm hồi tháng 8/2023, Đoàn giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phát hiện Công ty Sản xuất và Thương mại Việt Mỹ (TNHH) có bãi đổ thải ngay tại khu vực nhà xưởng cũ sát đê sông Ngũ Huyện Khê.

Đơn vị này cũng được Đoàn giám sát yêu cầu giữ nguyên hiện trạng bãi đổ thải. Thế nhưng, theo phản ánh của người dân và khảo sát thực tế của PV, bãi thải được cho là của Công ty Việt Mỹ đã có dấu hiệu bị xâm lấn can thiệp, bị đào và đem xúc đổ đi.

Khu vực bãi thải của Công ty Việt Mỹ trước khi bị xúc đổ đi.Khu vực bãi thải của Công ty Việt Mỹ trước khi bị xúc đổ đi.
Khu vực bãi thải của Công ty Việt Mỹ hiện nay

Khu vực bãi thải của Công ty Việt Mỹ hiện nay

Tại buổi kiểm tra đột xuất ngày 16/1 của lực lượng cảnh sát thuộc Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về Môi trường, bãi thải này của Công ty Việt Mỹ cũng được ghi nhận và lấy mẫu, lập hồ sơ để tiến hành mở rộng điều tra. Tuy nhiên, đến nay, cơ quan chức năng chưa công bố kết quả.

Liên quan việc bãi thải có dấu hiệu bị xâm lấn, không còn nguyên hiện trạng, ông Ngô Lương Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lâm, cho hay, do xã không nhận được văn bản liên quan vi phạm của các doanh nghiệp tại cụm, nên không thể nắm bắt đầy đủ thông tin. Trách nhiệm quản lý CCN Phú Lâm cũng thuộc về UBND huyện Tiên Du. UBND xã Phú Lâm chỉ có trách nhiệm… quan sát và báo cáo.

​Cho rằng UBND xã Phú Lâm không nắm bắt đầy đủ thông tin, thế nhưng tại buổi làm việc với PV ngày 28/2/2024, chính ông Ngô Lương Xuân thừa nhận, vào tháng 8/2023, khi Đoàn Giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hiện sai phạm tại CCN Phú Lâm, có sự tham gia của bà Ngô Thị Hân - Chủ tịch UBND xã Phú Lâm.

Lẽ nào, dù cùng tham gia Đoàn Giám sát, nhưng Chủ tịch UBND xã Phú Lâm lại “không nắm bắt đầy đủ thông tin”, không biết về sự tồn tại của các bãi chất thải rắn thuộc “sở hữu” của Công ty Phú Lâm và Công ty Việt Mỹ?​

Một câu hỏi khác là tại sao cùng đổ thải trái phép, Công ty Phú Lâm có thông tin công khai xử lý, còn Công ty Việt Mỹ thì chưa có kết luận?

Theo Đời sống
Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục – những hạt giống sẽ lớn lên.
back to top