(Khoahocdoisong.vn) - Việc tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường, nhiều muối hay thức ăn nhanh, đồ hộp... khi bị đau sẽ khiến cơ thể bạn càng mệt mỏi hơn.
chia sẻ
Thực phẩm nhiều đường: Đường có thể làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn, và giảm khả năng hoạt động của các tế bào bạch cầu. Thay vì ăn kem hay bánh ngọt, bạn nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau củ và trái cây để tăng khả năng miễn dịch. Ảnh: Taste.
Đồ uống có cồn: Cồn sẽ khiến bạn mất nước và có thể ảnh hưởng tới các loại thuốc mà bạn sử dụng, gây tổn hại dạ dày và gan. Ảnh: Salt & Wind.
Đồ uống chứa caffeine: Một tách trà hay cà phê có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn sau một đêm trằn trọc vì ho hay sụt sịt, nhưng caffeine khiến cơ thể mất nước và làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Ảnh: Huffingtonpost.
Thực phẩm giàu axit: Nước chanh mật ong hay canh chua có vẻ là món ăn lý tưởng cho bạn khi cảm thấy nhạt mồm nhạt miệng trong ngày ốm. Tuy nhiên, bạn không nên ăn hoặc uống các thực phẩm chứa nhiều axit khi cơ thể mệt mỏi, nhất là khi có cảm giác buồn nôn hoặc bị cúm. Nếu bạn nôn, axit có trong thực phẩm có thể sẽ khiến họng bạn đau rát. Ảnh: Food & Wine.
Đồ ăn đóng hộp: Nhiều người sống một mình thường chọn đồ ăn đóng hộp khi quá mệt mỏi và không thể nấu nướng lúc ốm. Tuy nhiên, chúng thường chứa một lượng muối lớn, khiến tình trạng viêm của cơ thể nặng hơn. Ảnh: Mirror.
Thức ăn nhanh: Đồ ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể kích thích các vùng viêm tồn tại trước đó trong cơ thể, đồng thời khiến bạn có cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Ảnh: Miarevista.
Chế phẩm từ sữa: Khi bị cảm lạnh hay cúm, bạn nên tránh các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua không đường) như sữa, kem và phô mai, do chúng có thể khiến tình trạng đờm và nghẹt mũi của bạn trầm trọng hơn. Ảnh: Menofvalue.
Nước ngọt: Lượng đường cao trong các loại nước ngọt sẽ khiến cơn đau bụng hay tình trạng tiêu chảy của bạn nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc, nước điện giải hoặc các loại súp vị nhạt để bổ sung nước cho cơ thể. Ảnh: Reader's Digest.
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Khoảng 1 giờ sau khi ăn canh nấm rừng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng dữ dội nên được đưa đến phòng khám Quân dân y A Xan cấp cứu.
11 năm kiên trì điều trị ung thư dạ dày và 3 năm điều trị ung thư đại tràng, cụ ông 84 tuổi đã hái trái ngọt” là sức khỏe người bệnh ổn định, cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan.
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u quái hiếm gặp chứa đầy tóc, móng và xương. Loại u này không có triệu chứng nhưng gây nhiều biến chứng dễ đe dọa tính mạng.
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.