6 loại rau chứa nhiều "penicillin" giúp kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch

Penicillin là chất kháng sinh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, kháng viêm ngăn ngừa sự tấn công của các loại virus gây bệnh.

Dưới đây là một số loại rau củ được xem là "penicillin tự nhiên", không chỉ giúp chống viêm và khử trùng mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Củ cải trắng

Ăn nhiều củ cải trắng vào mùa đông không chỉ kích thích khả năng ngon miệng mà còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Củ cải trắng rất giàu vitamin C và vitamin B, nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột và có các dưỡng chất khác như kali, canxi, sắt,...

Ngoài ra, củ cải trắng còn được nhiều người gọi là "vũ khí giảm cân". Chất sunfua có trong củ cải trắng có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ năng lượng. Từ đó làm giảm khả năng tích tụ chất béo. Chính vì thế, thời gian nấu củ cải trắng không nên quá lâu để giữ được chất dinh dưỡng.

Hành tây tím

Hành tây là loại thực phẩm phổ biến, mặc dù khá kén người ăn nhưng chúng thực sự bổ dưỡng. Hành tây giàu vitamin C và chất chống oxy hóa có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Hành tây còn chứa nhiều chất xơ. Vào mùa đông, chúng ta có thể chọn ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao dẫn tới khó tiêu. Chất xơ có trong hành tây có thể hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa. Chất sunfua trong hành tây có thể giúp giảm bớt sự khó chịu về thể chất trong mùa đông.

Rau cải cúc

Cải cúc là loại rau được ăn nhiều trong mùa đông. Không chỉ vì chúng là rau theo mùa mà còn do loại cải này giàu dinh dưỡng. Chúng nhiều vitamin C, vitamin A và nhiều loại khoáng chất khác. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao nên đây là lựa chọn tốt để mọi người bổ sung vitamin này vào mùa đông.

Thêm vào đó, cải cúc giàu chất xơ có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt. Khi nấu cải cúc, không nên nấu nhiệt độ cao quá lâu tránh thất thoát vitamin và khoáng chất bên trong.

Bông cải xanh

Bông cải xanh (súp lơ xanh) rất giàu chất dinh dưỡng và có hương vị độc đáo. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K và axit folic có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Đồng thời, loại rau này cũng giàu chất chống oxy hóa. Ăn nhiều bông cải xanh không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng phong phú vào cơ thể mà còn duy trì làn da khỏe mạnh.

Tỏi

Nhiều người không thích hoặc không ăn được tỏi vì sợ mùi hăng và khiến hơi thở có mùi. Tuy nhiên, tỏi không chỉ là gia vị giúp món ăn thơm, ngon và hấp dẫn hơn mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời.

Tỏi tươi chứa một axit amin gọi là alliin, sau khi bị nghiền nát hoặc cắt lát sẽ giải phóng một loại enzym có tên alliinase. Hai thành phần này khi tương tác với nhau tạo thành allicin - "vũ khí bí mật" của tỏi đối với sức khỏe con người.

Allicin khi vào cơ thể vừa có đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại tổn thương tế bào và tổn thương não, vừa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, tiêu viêm, khử trùng. Bên cạnh đó, chiết xuất allicin còn có khả năng gây chết và ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư cũng như hạn chế sự xâm lấn và di căn của căn bệnh này, đặc biệt là làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết và dạ dày ở người.

Thì là

Cũng như tỏi, mùi vị của thì là có có lẽ sẽ khiến nhiều người khó "ngấm", không thích hoặc không ăn được. Loại rau này hay được dùng để làm nhân bánh bao, hoặc làm gia vị giúp các món canh, món kho hay món trộn ngon miệng và bắt mắt hơn.

Trong rau thì là cũng chứa chất oxy hóa có tác dụng ngăn chặn và cân bằng các gốc tự do, giúp cơ thể tránh xa khỏi các bệnh về tiêu hóa cũng như nhiều loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột và ung thư dạ dày. Ngoài ra, thảo dược này còn mang lại nhiều công dụng khác như chữa chứng mất ngủ, giảm ho hay viêm đường hô hấp, chữa rối loạn kinh nguyệt, trị táo bón…

Theo Đời sống
back to top