5 nghịch lý sức khỏe của người Việt đi ngược hoàn toàn so với thế giới

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng, nhưng người Việt lại đang phải sống chung với bệnh tật nhiều hơn.

<div> <p style="text-align: justify;"><b>Tuổi thọ cao nhưng số năm bệnh tật nhiều</b></p> <p style="text-align: justify;">Trong chương tr&igrave;nh Sức khỏe Việt Nam TS. Trương Đ&igrave;nh Bắc - Ph&oacute; Cục trưởng Cục Y tế dự ph&ograve;ng đ&atilde; đưa ra 5 vấn đề bất cập về sức khỏe của người Việt.</p> <p style="text-align: justify;">Theo đ&oacute;, &ocirc;ng Bắc cho biết người d&acirc;n Việt Nam c&oacute; tuổi thọ tương đối cao so với c&aacute;c quốc gia c&oacute; c&ugrave;ng mức sống. Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, trong 10 quốc gia Đ&ocirc;ng Nam &Aacute;, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 v&agrave; tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2.</p> <p style="text-align: justify;"><i>&#39;Nhưng lại c&oacute; số năm sống với bệnh tật nhiều. Trung b&igrave;nh mỗi người Việt c&oacute; tới 10 năm phải sống với bệnh tật, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống v&agrave; l&agrave;m giảm số năm sống khỏe mạnh&#39;</i>, &ocirc;ng Bắc n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;"><b>26 năm chiều cao tăng chỉ 3cm</b></p> <p style="text-align: justify;">Theo &ocirc;ng Bắc, Việt Nam đ&atilde; đạt được rất nhiều th&agrave;nh tựu việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ c&acirc;n, cải thiện t&igrave;nh trạng dinh dưỡng của b&agrave; mẹ, trẻ em. Nhưng tầm v&oacute;c, thể lực của người d&acirc;n vẫn kh&ocirc;ng thay đổi nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">Sau 26 năm, từ năm 1993 đến nay chiều cao trung b&igrave;nh của thanh ni&ecirc;n Việt Nam chỉ tăng th&ecirc;m được 3 cm, với 164 cm ở nam v&agrave; 153 cm ở nữ. So với c&aacute;c nước trong khu vực chiều cao trung b&igrave;nh c&ugrave;ng nh&oacute;m tuổi của đa số c&aacute;c nước trong khu vực ch&acirc;u &Aacute; rất thấp.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bệnh kh&ocirc;ng l&acirc;y nhiễm tăng</b></p> <p style="text-align: justify;">Người Việt đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng tr&acirc;̀m trọng của c&aacute;c bệnh kh&ocirc;ng l&acirc;y nhiễm (tim mạch, ung thư, đ&aacute;i th&aacute;o đường, phổi tắc nghẽn).</p> <p style="text-align: justify;">G&aacute;nh nặng của c&aacute;c bệnh n&agrave;y đang chiếm tới tr&ecirc;n 2/3 tổng g&aacute;nh nặng bệnh tật v&agrave; tử vong toàn qu&ocirc;́c v&agrave; c&aacute;c bệnh n&agrave;y l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n h&agrave;ng đầu g&acirc;y tử vong.</p> <p style="text-align: justify;"><i>&#39;Hiện nay, nước ta c&oacute; khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết &aacute;p, gần 3 triệu người bị bệnh đ&aacute;i th&aacute;o đường, tr&ecirc;n 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn t&iacute;nh v&agrave; hen phế quản v&agrave; mỗi năm c&oacute; khoảng 125.000 ca mắc mới ung thư&#39;</i>, &ocirc;ng Bắc cho biết.</p> <p style="text-align: justify;">Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2012 cả nước c&oacute; khoảng 520.000 ca tử vong c&aacute;c loại trong đ&oacute; 73% l&agrave; tử vong l&agrave; do bệnh kh&ocirc;ng l&acirc;y nhiễm, tức là cứ 10 người ch&ecirc;́t thì có 7 người ch&ecirc;́t do các b&ecirc;̣nh kh&ocirc;ng l&acirc;y nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ tử vong chủ yếu là các bệnh tim mạch (33%), ung thư (18%), đ&aacute;i th&aacute;o đường (3%) v&agrave; bệnh phổi tắc nghẽn mạn t&iacute;nh (7%).</p> <p style="text-align: justify;"><b>&Iacute;t vận động thể lực</b></p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Bắc cho hay, c&aacute;c bệnh kh&ocirc;ng l&acirc;y nhiễm tăng ở người Việt l&agrave; do tăng c&aacute;c th&oacute;i quen xấu như, h&uacute;t thuốc l&aacute;, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng kh&ocirc;ng hợp l&yacute; v&agrave; thiếu vận động thể lực. G&acirc;y ra t&igrave;nh trạng thừa c&acirc;n b&eacute;o ph&igrave;, tăng huyết &aacute;p, rối loạn đường m&aacute;u v&agrave; mỡ m&aacute;u.</p> <p style="text-align: justify;">Theo số liệu điều tra năm 2015, tỷ lệ h&uacute;t thuốc l&aacute; ở nam giới mặc d&ugrave; đ&atilde; giảm nhưng vẫn c&ograve;n chiếm 45,3%. Trong khi đ&oacute;, vẫn c&oacute; tới 77% nam giới uống rượu, bia v&agrave; gần một nửa uống ở mức nguy hại.</p> <p style="text-align: justify;"><i>&#39;Trong ăn uống, hơn một nửa người trưởng th&agrave;nh ăn thiếu rau, tr&aacute;i c&acirc;y. Người Việt đang ăn muối nhiều gấp hai lần so với mức khuyến nghị. Khoảng 1/3 d&acirc;n số hiện nay thiếu hoạt động thể lực&#39;</i>, &ocirc;ng Bắc n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;"><b>D&acirc;n số Việt Nam gi&agrave; nhanh nhất thế giới</b></p> <p style="text-align: justify;">Việt Nam l&agrave; một trong những nước c&oacute; tốc độ gi&agrave; h&oacute;a nhanh nhất thế giới. Theo dự kiến, tới năm 2038 tỷ lệ người từ 60 tuổi trở l&ecirc;n của Việt Nam đạt 20,1%.</p> <p style="text-align: justify;">Từ năm 2012, Việt Nam đ&atilde; bước v&agrave;o giai đoạn gi&agrave; khi số người từ 60 tuổi trở l&ecirc;n chiếm đến 10,2% tổng d&acirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 2015, trong số c&aacute;c nước Đ&ocirc;ng Nam &Aacute;, người Việt Nam c&oacute; tuổi kỳ vọng sống sau 60 tuổi kh&aacute; cao. Nhưng cũng c&oacute; số năm sống bệnh tật cao.</p> <p style="text-align: justify;">Nữ giới sau 60 tuổi c&oacute; kỳ vọng sống l&agrave; 25 năm nhưng lại c&oacute; số năm sống với bệnh tật tới 7 năm. Nam giới sau 60 tuổi c&oacute; kỳ vọng sống l&agrave; 19 năm v&agrave; cũng c&oacute; số năm sống bệnh tật tới tr&ecirc;n 5 năm.</p> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo songkhoe.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top