Bí ngô
Bí ngô chứa một lượng đường lớn. Ảnh minh họa |
Bí đỏ luộc có chỉ số đường huyết là 75, chứa một lượng đường hòa tan và tinh bột lớn, khi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Vậy nên theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường vẫn có thể ăn bí đỏ nhưng nếu không kiểm soát khẩu phần ăn dễ làm tăng đường huyết.
Ngô ngọt
Ngô ngọt chứa nhiều tinh bột. Ảnh minh họa |
Ngô có chỉ số đường huyết ở mức trung bình nhưng chứa nhiều tinh bột, nên vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu. Theo chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Harland Adkins, trong gần 100g ngô ngọt chứa 21g tinh bột và chỉ 2g chất xơ, Chính vì vậy nên yêu thích ngô, bạn chỉ nên ăn với một lượng nhỏ, kết hợp các thực phẩm giàu protein và chất xơ.
Củ sen
Hàm lượng đường trong củ sen không cao nhưng lại có nhiều tinh bột, những người kiểm soát đường huyết kém nên ăn cẩn thận.
Củ sen dễ khiến đường huyết tăng cao. Ảnh minh họa |
100 gam củ sen chứa khoảng 73 kcal năng lượng, nếu ăn 123 gam củ sen thì bạn cần giảm lượng thức ăn chủ yếu là 25 gam gạo hoặc bột để có thể không làm đường huyết tăng quá cao.
Củ sen chứa nhiều vitamin C và chất xơ, rất có lợi cho những người bị bệnh suy nhược như tiểu đường, táo bón và bệnh gan.
Khoai tây và Khoai lang
Cả khoai tây và khoai lang đều chứa nhiều tinh bột, nhiều đường và ít chất xơ hơn so với các loại rau rau củ có lá khác. Khoai lang luộc có chỉ số GI là 63, trong khi con số này ở khoai tây luộc là 78. Thậm chí khoai tây nghiền còn có chỉ số đường huyết lên tới 83, khoai tây chiên là 95. Khoai lang sấy dẻo là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người cũng có hàm lượng calo và lượng đường cao.
Khoai tây và Khoai lang chứa lượng đường cao. Ảnh minh họa |
Theo chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Mackenzie Burgess, không có loại rau củ nào bị hạn chế hoàn toàn nhưng cần chú ý đến khẩu phần ăn và cách chế biến. Burgess khuyến cáo người tiểu đường nên tránh xa khoai tây nghiền và khoai tây chiên, dễ dẫn đến cơ thể bị dư thừa chất béo.