4 giai đoạn của thoái hóa khớp gối

(khoahocdoisong.vn) - Thoái hóa khớp gối là bệnh rất phổ biến ở cao tuổi, không chỉ mang lại những cơn đau mạn tính gây khó chịu cho người bệnh mà còn gây tàn phế cao nhất hiện nay. Nhận biết các giai đoạn bệnh để phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Thoái hóa khớp gối mang lại những cơn đau mạn tính, nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng do thoái hóa khớp gối: Cứng khớp; Hạn chế vận động, đi lại khó khăn, thậm chí phải sử dụng nạng; Biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài; Teo cơ; Chứng vôi hóa sụn khớp; Bại liệt, tàn phế, phải dùng đến xe đẩy hoặc ngồi xe lăn để hỗ trợ đi lại.

Bệnh có 4 giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Các triệu chứng ảnh hưởng chưa rõ ràng, sụn có thể bị tổn thương nhẹ. Xuất hiện đau khớp gối khi vận động quá nhiều

Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, chụp X-quang thấy có gai xương nhỏ và sụn mỏng dần, bị tổn thương, khe khớp bị hẹp, tuy nhiên ảnh hưởng với người bệnh chưa rõ ràng, bị đau khi vận động và làm việc quá sức. Đôi khi còn bị cứng khớp khi trời lạnh hoặc ít vận động khớp gối .

Giai đoạn 3: Xương sụn bị tổn thương nặng, biến dạng, hẹp khe khớp rõ ràng, nhiều gai xương kích thước khác nhau, người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, các cơn đau gối thường xuyên hơn, cứng khớp buổi sáng xảy ra thường xuyên, xuất hiện viêm khớp gối, sưng nóng đỏ đau, thậm trí bị tràn dịch, thậm trí còn bị vẹo khớp gối

Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều (thậm chí có thể hẹp toàn bộ khe khớp), đặc xương dưới sụn, gai xương kích thước lớn, đầu xương bị biến dạng rõ. Đau nhức liên tục, cơn đau dữ dội, đau khi vận động, có thể nghe tiếng lạo xạo lục cục khi vận động khớp gối do các đầu xương chạm vào nhau. trường hợp nghiêm trọng có thể gây biến dạng xương, bại liệt.

Để phòng tránh thoái hóa khớp, cần biết cách chăm sóc khớp đúng cách, ngừa bệnh từ sớm với các biện pháp đơn giản:

Tập thể dục đều đặn và đúng cách, tập luyện các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu, bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.

Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.

Nghỉ giải lao: Giới văn phòng sau 1 - 2 giờ ngồi làm việc cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cơ và khớp bị mỏi.

Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, việc massage giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, người bệnh cần đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

BSCKII Hà Tường (Bệnh viện Phòng không - Không quân)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top