3 vật dụng không nên để trong nhà vệ sinh dễ sản sinh ra vi khuẩn

Nhà vệ sinh là khu vực sinh hoạt cá nhân của mỗi gia đình, nhưng vị trí này lại là nơi dễ tích tụ vi khuẩn nhất, vì môi trường luôn ẩm ướt khiến vi khuẩn gây bệnh dễ sản sinh.

Bàn chải đánh răng

Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, bàn chải đánh răng chính là vật dễ tích tụ nhiều vi khuẩn nhất trong nhà vệ sinh. Vì sau mỗi lần sử dụng, bàn chải sẽ bám thêm một lớp vi khuẩn, nếu không được vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mỗi khi đánh răng, số lượng vi khuẩn có trong miệng của chúng ta sẽ được truyền qua bàn chải ra môi trường bên ngoài. Kết hợp với môi trường ẩm ướt trong nhà vệ sinh khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Trong thời gian dài, lượng vi khuẩn có trong bàn chải thậm chí còn nhiều hơn bồn cầu.

Bên cạnh đó, bàn chải của các thành viên trong gia đình được đặt sát nhau sẽ làm tăng khả năng lây lan vi khuẩn. Theo nghiên cứu của trường Đại học Quinnipiac (Mỹ) cho thấy rằng mặc dù bạn dọn dẹp nhà vệ sinh sạch như thế nào thì bàn chải của bạn vẫn còn tồn đọng đến 60% khả năng nhiễm bẩn. Từ lý do này mà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, gây các bệnh như sâu răng và viêm nướu.

Dao cạo râu

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hơi nước trong vòi hoa sen và sự tích tụ của độ ẩm có thể làm gỉ lưỡi dao cạo, do đó nó có thể làm hỏng da của bạn. Ngay cả khi bạn vệ sinh đúng cách và lau khô sau khi sử dụng, việc bảo quản trong môi trường phòng tắm ẩm ướt sẽ làm giảm tuổi thọ của dao cạo.

Thùng rác không nắp

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khăn giấy dùng sau khi đi vệ sinh sẽ có rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn. Nếu thùng rác không có nắp đậy, những vi khuẩn này sẽ trôi nổi trong bồn cầu và xâm nhập vào cơ thể chúng ta, gây ra vô số bệnh tật. Nếu thường thích đặt thùng rác bên cạnh bồn cầu, tốt nhất nên chọn loại có nắp đậy, cứ một - hai ngày lại thay túi rác. Như vậy mới sạch sẽ hợp vệ sinh, không có vi khuẩn.

Theo Đời sống
Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Dị vật sống trong tai có nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng tai ngoài, thậm chí có thể ảnh hưởng tai giữa gây mất thính giác. Gia đình có bé nhỏ, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để thức ăn ôi thiu hay rác thải gần chỗ bé.
back to top