Hiện tượng trăng xanh
Trăng xanh là hiện tượng xảy ra theo chu kỳ cứ 2,5 năm lại xuất hiện một lần. Trắng xanh là hiện tượng hai lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng. Thông thường thì mỗi tháng trăng chỉ tròn một lần vào ngày rằm. Nếu hiện tượng trăng tròn thêm một lần nữa trong cùng một tháng, thì người ta gọi là trăng xanh, nhưng nó chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn mà thôi. Ngoài ra trăng xanh còn có tên gọi khác là trăng cải bắp, trăng ngũ cốc, trăng tròn cá tầm,…
Năm 2021 sẽ có hiện tượng trăng xanh xảy ra, theo tính toán của NASA thì trăng xanh năm nay sẽ rơi vào ngày 22 tháng 8 (dương lịch). Nếu như bình thường một năm có 12 lần trăng tròn thì năm có 13 lần trăng tròn sẽ được tính là một năm có trăng xanh. Gọi là trăng xanh nhưng thực tế trăng không có màu xanh đâu nhé.
Hiện tượng trăng đen
Ngoài những hiện tượng về mặt trăng như trăng máu, siêu trăng và trăng xanh thì còn có hiện tượng trăng đen nữa. Trăng đen là hiện tượng trăng mới thứ 4 trong một mùa. Một năm có 12 tháng, mỗi mùa sẽ có 3 tháng và có 3 lần trăng mới, nếu như trăng mới xuất hiện lần thứ hai thì có thể hiểu đó là trăng đen.
Trăng đen cũng được định nghĩa khá gần như trăng xanh. Nếu như trăng xanh là hiện tượng mặt trăng tròn thêm một lần trong tháng thì trăng đen lại là hiện tượng không có trăng tròn. Hiện tượng trăng đen sẽ xảy ra khoảng 19 năm một lần, vì thế năm nay (2021) sẽ không xuất hiện trăng đen.
Hiện tượng siêu trăng
Siêu trăng (Supermoon) là một hiện tượng mặt trăng của chúng ta tròn nằm ở vị trí cực cận, là điểm gần nhất với Trái Đất. Vì thế mà trên trái đất có thể quan sát mắt trăng có kích thước lớn hơn và sáng hơn so với bình thường.
Năm nay (2021) hiện tượng siêu trăng đầu tiên tại Việt Nam đã diễn ra vào đêm 27/4 và có tên là Super Pink Moon (siêu trăng hồng). Không phải tự nhiên mà có tên gọi như vậy, mà vì trong tháng 4 có hoa màu hồng nở vào đúng dịp trăng tròn tháng 4, chứ không phải là hiện tượng này xuất hiện là trăng sẽ có màu hồng đâu nhé.