3 đồ gốm sứ là bảo vật của Hoàng thành Thăng Long

Trong các loại hình cổ vật, đồ gốm sứ có sức cuốn hút đặc biệt do lưu giữ vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian. Cùng điểm qua những món đồ gốm sứ Bảo vật quốc gia của Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long

Đây là hai chiếc bát sứ cổ có từ thời Lê sơ (thế kỷ 15 - 16), được giới chuyên gia đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam.

Bảo vật quốc gia "Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long" được giới chuyên gia đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam.

Bảo vật quốc gia "Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long" được giới chuyên gia đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam.

Hai chiếc bát này có kích thước khác nhau (đường kính miệng lần lượt 14,5 cm và 12,4 cm), từng là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long xưa. Bát có thân cong đều, thành mỏng “như vỏ trứng”, ánh sáng có thể xuyên qua.

Cấu trúc, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên hai chiếc bát giống nhau gần như hoàn toàn. Hoa văn được trang trí trong lòng bát với đồ án chính hình rồng. Giữa lòng bát in nổi một chữ “Quan”. Đôi rồng được thể hiện trong tư thế đang bay lượn trong mây tạo thành hình vòng tròn.

Hai chiếc bát sứ này là minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ Đại Việt thời Lê sơ. Nguyên liệu của bát là cao lanh có độ tinh khiết cao, được nung nhiệt độ cao giúp cho sản phẩm có xương rất mỏng mà vẫn đảm bảo độ bền và thấu quang.

Bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ

Đây là bộ sưu tập gồm 2 bát, 5 đĩa có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Chúng từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này.

Bảo vật quốc gia "Bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ" là bộ sưu tập gồm 2 bát, 5 đĩa, có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15 - 16.

Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập giống nhau với trung tâm là hình tượng rồng được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, tư thế mạnh mẽ.

Rồng có 4 chân, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân mở rộng. Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc. Bao quanh rồng là các đồ án cánh sen, hoa liên tiền và hồi văn.

Đây là sản phẩm của các quan xưởng, một tổ chức do triều đình lập lên, quy tụ những nghệ nhân giỏi nhất lo việc sản xuất những vật phẩm phục vụ cho hoàng cung. Bộ sưu tập này là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ.

Mô hình kiến trúc thời Lê Sơ

Đó là hiện vật có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ nói riêng.

Hiện vật này là phần còn lại của mô hình hoàn thiện làm bằng gốm. Khi mới được tạo tác, mô hình gồm ít nhất ba phần: Nền, bộ khung cột chịu lực và bộ mái. Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu.

Dù không còn nguyên vẹn, mô hình cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Các thành tố cấu thành bộ mái kiến trúc thời Lê sơ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ và rõ nét qua mô hình.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, mô hình kiến trúc thời Lê Sơ có giá trị thông tin rất lớn trong công tác phục dựng kiến trúc cung đình Hoàng thành Thăng Long.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top