Ngắm những món đồ gốm sứ bảo vật của Hoàng thành Thăng Long
Quốc Lê
Trong các loại hình cổ vật, đồ gốm sứ có sức cuốn hút đặc biệt do lưu giữ được vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian.
chia sẻ
1. Bảo vật quốc gia "Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long" là hai chiếc bát sứ cổ có từ thời Lê sơ (thế kỷ 15-16), được giới chuyên gia đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam.
Hai chiếc bát này có kích thước khác nhau (đường kính miệng lần lượt là 14,5 cm và 12,4 cm), từng là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long xưa. Bát có thân cong đều, thành mỏng “như vỏ trứng”, ánh sáng có thể xuyên qua.
Cấu trúc, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên hai chiếc bát giống nhau gần như hoàn toàn. Hoa văn được trang trí trong lòng bát, với đồ án chính hình rồng. Giữa lòng bát in nổi một chữ “Quan”. Đôi rồng được thể hiện trong tư thế đang bay lượn trong mây tạo thành hình vòng tròn.
Hai chiếc bát sứ này là minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ Đại Việt thời Lê sơ. Nguyên liệu của bát là cao lanh có độ tinh khiết cao, được nung nhiệt độ cao giúp cho sản phẩm có xương rất mỏng mà vẫn đảm bảo độ bền và thấu quang.
2. Bảo vật quốc gia "Bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ" là một bộ sưu tập gồm với 2 chiếc bát và 5 chiếc đĩa có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Chúng từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này.
Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn nhưng đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập là giống nhau, với trung tâm là hình tượng rồng được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, tư thế mạnh mẽ.
Rồng có tổng cộng 4 chân, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân giang rộng. Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc. Bao quanh rồng là các đồ án cánh sen, hoa liên tiền và hồi văn.
Là sản phẩm của các quan xưởng, một tổ chức do triều đình lập lên, quy tụ các nghệ nhân giỏi nhất lo việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho hoàng cung, bộ sưu tập này là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ.
3. Bảo vật quốc gia “Mô hình kiến trúc thời Lê Sơ” là một hiện vật có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ nói riêng.
Hiện vật này là phần còn lại của một mô hình hoàn thiện làm bằng gốm. Khi mới được tạo tác, mô hình gồm ít nhất ba phần: Nền, bộ khung cột chịu lực và bộ mái. Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu.
Dù không còn nguyên vẹn, mô hình cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Các thành tố cấu thành bộ mái kiến trúc thời Lê sơ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ và rõ nét qua mô hình.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, mô hình kiến trúc thời Lê Sơ có giá trị thông tin rất lớn trong công tác phục dựng kiến trúc cung đình Hoàng thành Thăng Long.
Phiên bản S cực hiếm của Ford RS200 có công suất 350 mã lực và mọi tùy chọn có sẵn để tăng khả năng lái xe, chỉ có 4 xe như vậy có màu đỏ được sản xuất trên thị trường.
Màn trình diễn nghệ thuật mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam tại lễ khai mạc triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Màn trình diễn võ thuật, máy bay chiến đấu trên bầu trời, chó nghiệp vụ...đặc sắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã làm mãn nhãn người theo dõi tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
TP-150 là loại máy bay huấn luyện cơ bản và tuần tra dành cho quân đội. Đây là sản phẩm của liên doanh hợp tác giữa Italy và Việt Nam, thiết kế bởi Công ty Flying Legend Italy và sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhiều hang động trên thế giới được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp tuyệt vời. Cảnh quan ngoạn mục tại các hang động hấp dẫn du khách cũng như nhiếp ảnh gia.