14 doanh nghiệp nhà nước nợ phải trả lớn gấp 3 lần vốn chủ sở hữu

Trong báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn là 1,1 lần. Trong đó, 14 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có 450 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, và 187 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Cũng tại báo cáo này, tổng công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn, nợ phải trả là 1,41 triệu tỷ đồng, tương đương với năm 2019, chiếm 52% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty.

14 công ty mẹ này bao gồm: Tổng công ty XNK Tổng hợp Vạn Xuân tỷ lệ gần 18 lần; Tổng công ty Thái Sơn và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đều có tỷ lệ là 7 lần;Tổng công ty Đông Bắc 6,56 lần; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn 5,6 lần; Tổng công ty Xăng dầu quân đội 5,37 lần,...

Nợ vay ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước của các tập đoàn, tổng công ty là 430,3 nghìn tỷ đồng.

Nợ nước ngoài là 395,3 nghìn tỷ đồng, trong đó gồm vay vốn ODA, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, vay nước ngoài theo hình thức tự vay tự trả.

Đánh giá về mức độ bảo toàn vốn của các công ty mẹ cho thấy, có 8/73 công ty mẹ xác định không bảo toàn được vốn chủ sở hữu. Đây là những doanh nghiệp thua lỗ, bao gồm một số công ty như Công ty mẹ của Tập đoàn Hoá chất lỗ luỹ kế gần 3.000 tỷ đồng, Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt lỗ luỹ kế 1.257 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số nợ phải trả theo báo cáo hợp nhất là 253,7 nghìn tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2019. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 64% số nợ phải trả.

Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp này là 32,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vay nợ Chính phủ bảo lãnh là 16,3 nghìn tỷ đồng.

Riêng Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 16.590 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại thời điểm kết thúc năm 2020, các tập đoàn, tổng công ty có vốn của nhà nước có số nợ phải trả hợp nhất 1.415.508 tỷ đồng. Tương đương năm 2019, chiếm 52% tổng nguồn vốn. Báo cáo của công ty mẹ, tổng nợ phải trả là 760.212 tỷ đồng, giảm 3% so với 2019.

Nợ vay (ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước của các tập đoàn, tổng công ty là 430.317 tỷ đồng.

Tại báo cáo hợp nhất, nợ nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là 395.327 tỷ đồng (chủ yếu là vay dài hạn với 389.189 tỷ đồng).

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top