<div> <p style="text-align: justify;"><span>Theo CNN, dù luôn nói rằng muốn mở cửa nền kinh tế với thế giới, nhưng Trung Quốc duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Vài năm trở lại, Bắc Kinh đã ra lệnh cấm đối với nhiều thương hiệu của nước ngoài, bao gồm không ít thương hiệu của Mỹ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>1. Google</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 1." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-1-15588407957961132902956.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-1-15588407957961132902956.jpg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 1." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Gmail là một trong nhiều dịch vụ của Google bị hạn chế nghiêm ngặt tại Trung Quốc. Tại nước này, người dùng Internet không thể tìm thấy các kết quả tìm kiếm trên Google hay video trên YouTube. Năm 2006, Google từng kinh doanh tại Trung Quốc và chấp nhận bị kiểm duyệt kết quả tìm kiếm. Nhưng từ năm 2010, công cụ tìm kiếm của Google bị cấm hoàn toàn. Còn YouTube bị chặn hoàn toàn tại Quốc vào năm 2009 sau 3 lần tạm dưng trước đó. Các dịch vụ khác của gã khổng lồ Mỹ cũng bị chặn tại Trung Quốc gồm Google Play, Google Maps, Google Drive, Hangouts, Blogger.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Dù người dùng Trung Quốc vẫn có thể truy cập Gmail thông qua một mạng riêng ảo (VPN), nhưng nhiều khi vẫn bị chặn lại bởi "Tường lửa Vĩ đại" (Great Firewall) - công cụ mà Bắc Kinh dùng để kiểm soát và ngăn chặn công dân kết nối với các trang web và dịch vụ Internet nước ngoài.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>2. Facebook</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 2." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-1-15588407988301370478846.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-1-15588407988301370478846.jpg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 2." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Từ tháng 7/2009, Bắc Kinh cấm hoàn toàn hoạt động của Facebook tại nước này và đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ cho phép mạng xã hội lớn nhất thế giới trở lại với người dùng tại Trung Quốc. Từ đó đến nay, người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã nhiều lần đến Trung Quốc, thậm chí từng gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, để "vận động hành lang" nhưng chưa có được kết quả khả quan.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>3. Instagram</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 3." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-2-15588407988321855743447.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-2-15588407988321855743447.jpg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 3." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Cùng chung số phận với các dịch vụ khác của Facebook, nền tảng chia sẻ hình ảnh Instagram bị chặn tại Trung Quốc từ tháng 9/2014. Tới năm 2017, ứng dụng "anh em" của Instagram là WhatApps cũng bị cấm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>4. Twitter </b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 4." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-3-1558840798834134450019.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-3-1558840798834134450019.jpg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 4." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Theo các nhà phân tích, chính phủ Bắc Kinh đặc biệt quan ngại về vai trò của mạng xã hội trong các cuộc biểu tình của Mùa xuân Ả Rập năm 2010 và Cách mạng Xanh tại Iran năm 2009, do đó có chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với các nền tảng mạng xã hội. Cùng với Facebook, Instagram và nhiều mạng xã hội nước ngoài khác, Twitter với dịch vụ Periscope cũng bị cấm tại đất nước tỷ dân. Dù vậy, người dùng Trung Quốc vẫn có thể sử dụng dịch vụ này thông IP ảo ở nước khác.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>5. Snapchat </b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 5." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-4-1558840798835603368069.jpeg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-4-1558840798835603368069.jpeg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 5." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Ứng dụng nhắn tin SnapChat của Mỹ cũng không có cơ hội hoạt động ở quốc gia tỷ dân. Việc chặn đứng các công ty phương Tây tạo cơ hội cho các hãng công nghệ Trung Quốc phát triển mạng xã hội riêng của mình. Tại nước này, mạng xã hội Weibo được dùng phổ biến, bên cạnh vô số ứng dụng nhắn tin do các công ty nội phát triển.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>6. Pinterest</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 6." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-5-1558840798837228267594.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-5-1558840798837228267594.jpg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 6." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Trong nhiều năm, nền tảng chia sẻ hình ảnh Pinterest được tự do hoạt động ở Trung Quốc. Tuy nhiên, từ tháng 3/2017, trang này bắt đầu bị cấm hoàn toàn. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cũng giống như Snapchat, Pinterest bị cấm vì lý do thiên về bảo hộ hơn là chính trị. Một vài ứng dụng "bảo sao" của Pinterest do các công ty Trung Quốc phát triển đã ra đời sau đó.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>7. Game of Thrones</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 7." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-6-15588407988391338539430.jpeg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-6-15588407988391338539430.jpeg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 7." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Các nhà chức trách Trung Quốc chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài được ra rạp ở nước này mỗi năm, và hạn chế nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood. Mới đây nhất, tập cuối series truyền hình bom tấn "Game of Thrones" bị cấm chiếu trên nền tảng Tencent Video - đơn vị nắm bản quyền của bộ phim này tại Trung Quốc, do căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>7. Wikipedia</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 8." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-7-1558840798844844130945.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-7-1558840798844844130945.jpg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 8." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Bắt đầu từ tháng 5/2019, trang bách khoa toàn thư Wikipedia bị chặn hoàn toàn tại Trung Quốc.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>8. Dropbox</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 9." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-8-1558840798845546301364.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-8-1558840798845546301364.jpg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 9." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Dịch vụ lưu trữ trực tuyến Dropbox của Mỹ bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2010.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>10. Reddit</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 10." data-original="http://cafefcdn.com/2019/5/26/photo-9-15588407988471056444897.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/26/photo-9-15588407988471056444897.jpg" title="10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh 10." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Sau thời gian dài hoạt động tại Trung Quốc, mạng xã hội gây nhiều tranh cãi Reddit bị chặn hoàn toàn từ tháng 8/2018.</span></p> <p style="text-align: justify;">Theo VnEconomy</p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc
Facebook, Google, Twitter... là ba trong số nhiều thương hiệu của Mỹ bị chặn tại quốc gia đông dân nhất thế giới...
“Tòa tháp quốc tế” gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng
Tiên phong kiến tạo chuẩn mực mới cho phong cách sống hiện đại
Dấu ấn khác biệt của VINAMILK với 16 năm là thương hiệu quốc gia
Căn hộ 3 phòng ngủ giữa nội đô mê mẩn khách mua nhà
Phú Quốc sắp có bệnh viện và quảng trường đẳng cấp quốc tế
Đèo Cả 'vỡ' phương án tài chính, ngụp lặn trong khoản vay nợ khổng lồ
CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) đang ngụp lặn trong khoản vay nợ tài chính khổng lồ đồng thời gặp khó khăn khi vỡ phương án tài chính.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance
Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance.
Tiên phong kiến tạo chuẩn mực mới cho phong cách sống hiện đại
Sức khỏe và tiện nghi công nghệ đang trở thành những ưu tiên hàng đầu của những người trẻ hiện đại và thành đạt. Bởi vậy, họ luôn khát khao tìm môi trường sống với hệ tiện ích Wellness-Smart để dễ dàng chạm tay vào lối sống này.
Thị trường căn hộ phía Đông Thủ đô nóng lên từng ngày
Sở hữu những lợi thế độc bản cùng tiềm năng tăng giá mạnh mẽ, The Paris - phân khu cuối cùng và đẳng cấp bậc nhất của tâm điểm thượng lưu The Metropolitan đang là tọa độ vàng hút các nhà đầu tư đổ về phía Đông Hà Nội.
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?
Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
Vì sao công ty D2D bị xử phạt hành chính về thuế 865 triệu đồng?
Theo quyết định xử phạt từ Tổng cục thuế - chi cục thuế tỉnh Đồng Nai có hiệu lực ngày 24/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HoSE: D2D) đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp theo quy định.
Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng
Trong quý 3/2024, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.698 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp của VNSteel ghi nhận gần 138 tỷ đồng, giảm mạnh 22% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp co hẹp lại còn 1,58%.
Tưng bừng đón tuổi 31, SHB dành hàng trăm nghìn quà tặng tri ân
Chào mừng kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình tri ân khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thân thiết với hàng nghìn phần quà đặc biệt tổng giá trị lên tới 6 tỷ đồng.
Căn hộ giá chỉ từ 24-25tr/m2 của Sun Group tại Hà Nam
Giá chỉ từ 24-25tr/m2, chiết khấu lên tới 18% và nhận nhà sau 8 tháng. Chính sách ưu đãi khi mua căn hộ tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam chỉ kéo dài tới 24/11 sở hữu BĐS tại đây.
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi
Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi.
Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY
Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ Thẻ trả góp Muadee by HDBank, trả góp từ 3 đến 4 tháng, 0 đồng trả trước và không lãi suất.